1/7/2023 Lương Hưu Tăng Bao Nhiêu Phần Trăm

1/7/2023 Lương Hưu Tăng Bao Nhiêu Phần Trăm

Bộ LĐTB&XH đề xuất tăng thêm 12,5% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng; tăng thêm 20,8% cho các đối tượng chưa được điều chỉnh trong năm 2022, áp dụng từ ngày 1/7/2023.... Dự thảo được gửi xin ý kiến các Bộ: Công an, Nội vụ; Quốc phòng; Tài chính; Tư pháp; Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bộ LĐTB&XH đề xuất tăng thêm 12,5% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng; tăng thêm 20,8% cho các đối tượng chưa được điều chỉnh trong năm 2022, áp dụng từ ngày 1/7/2023.... Dự thảo được gửi xin ý kiến các Bộ: Công an, Nội vụ; Quốc phòng; Tài chính; Tư pháp; Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Nên chia đối tượng để tăng lương hưu

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội, cho hay hiện nay cả nước có khoảng 2,7 - 2,8 triệu người đang hưởng lương hưu. Trong đó, có khoảng 2 triệu người đang hưởng lương hưu thấp từ mức 3 - 7 triệu đồng/tháng.

Ông chỉ rõ về nguyên tắc, thời điểm 1-7 tới đây thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới cho những người làm việc trong khu vực công sẽ có tác động làm tăng chi phí cuộc sống lên. Do vậy, cần phải xem xét tăng lương hưu và trợ cấp BHXH, trợ cấp cho người có công lên.

Thêm vào đó, Luật BHXH đã quy định tiền lương hưu, trợ cấp BHXH phải điều chỉnh để đảm bảo bù lại phần trượt giá. Trong năm 2023, CPI là 3,25%, GDP tăng hơn 5,05% nên cần tính điều chỉnh lương hưu để đảm bảo đời sống.

Về việc tăng lương hưu ở mức độ nào cho phù hợp, ông Nghĩa nhắc lại việc BHXH Việt Nam đang đề xuất mức tăng khoảng 8%, còn ý kiến của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, chuyên gia đề nghị mức cao hơn lên tới 15%.

Vị đại biểu này cho rằng cần có tính toán cụ thể và nên tăng theo đối tượng, trong đó ưu tiên cho người đang hưởng mức lương hưu thấp để tăng đảm bảo mức sống trung bình. Còn với nhóm lương hưu đã cao như mỗi tháng lĩnh mười mấy triệu thì có thể tăng mức thấp hơn.

"Có thể có nhóm lương hưu thấp thì tăng 15%, nhóm thấp vừa tăng 10%, còn nhóm lương đã ở mức đảm bảo thì tăng 8%. Như vậy, sẽ đảm bảo cho những người lương thấp sẽ được lãnh lương hưu tăng lên, đủ điều kiện sống trung bình và vẫn có sự tăng công bằng với các nhóm khác", ông Nghĩa đề xuất.

Cũng theo ông Nghĩa, hiện nay ở nước ta đang có hai nhóm gồm: một nhóm người về hưu trước 1-1-1995 do ngân sách nhà nước chi trả lương hưu và bù đắp khi tiến hành tăng lương hưu. Nhóm thứ hai là những người về hưu từ 1995 trở về đây do quỹ BHXH chi trả. Với nhóm này áp dụng theo nguyên tắc đóng - hưởng.

Với những người về hưu ở nhóm này đã không còn tham gia đóng góp cho quỹ nữa nên mức tăng lương hưu phải tính toán kỹ để đảm bảo cân đối của quỹ, đồng thời dựa trên việc đầu tư hiệu quả của quỹ. Về lâu dài, người lao động muốn hưởng lương hưu cao thì việc quan trọng là phải đóng cao.

Muốn như vậy phải có biện pháp để tăng mức lương của người lao động và có thêm các chính sách hưu trí bổ sung để người lao động có thể tham gia để sau này hưởng lương cao. Cần đa dạng hóa loại hình đầu tư của quỹ BHXH để có hiệu quả cao giúp người lao động hưởng các chế độ, trong đó có chế độ hưu trí cao hơn.

Còn nguyên thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân thì cho rằng dù chọn mức tăng 8% hay 15% thì đều phải bàn bạc, đánh giá, tính toán kỹ lưỡng. Tuy nhiên, khi lương cán bộ, công chức tăng mấy chục phần trăm mà lương hưu tăng không tương xứng cũng cần xem xét, bởi đời sống của những người về hưu còn nhiều khó khăn.

Theo ông Huân, những người đang nhận lương hưu thấp chủ yếu là nhóm nghỉ hưu trước ngày 1-1-1995 trở về trước. Thời điểm này, ngoài bản thân mặt bằng lương thấp, cộng với chế độ nâng bậc lương không thường xuyên, dẫn đến mức lương hưu rất thấp.

Ngoài ra, với nhóm lao động đang đóng BHXH với mức lương đóng thấp, thì khi về hưu cũng không thể có mức lương hưu cao được. Vì vậy, theo ông, với hai nhóm này cần chú ý đến đời sống của họ hơn để có hỗ trợ thêm. Chẳng hạn nếu mức điều chỉnh chung như BHXH Việt Nam đề xuất là 8%, thì nhóm này phải tăng lên 10%.

Ông Huân phân tích thêm lương hưu phụ thuộc vào mức đóng, cụ thể đóng cao thì hưởng cao và ngược lại. Song có thực tế, người về hưu sau cải cách tiền lương (từ 1-7) và đóng nhiều thời gian hơn, lương cao hơn, sẽ có lương hưu rất cao so với người về trước.

Chưa kể, theo dự Luật BHXH (sửa đổi) có thể giảm năm đóng BHXH xuống 15 năm dẫn đến nhiều người có lương hưu rất thấp. Để giải quyết vấn đề này, ông Huân cho rằng có thể tính toán để bù đắp cho những người đang có mức lương thấp được điều chỉnh cao hơn.

Còn những người có mức quá cao thì điều chỉnh thấp hơn một chút, song không có nghĩa nhóm này điều chỉnh với mức quá thấp, bởi không đúng với nguyên tắc đóng - hưởng của BHXH. "Họ đóng ở mức cao mà lại hưởng thấp sẽ không ổn.

Nhưng với người có mức lương thấp cần có cơ chế bù thêm giúp nâng cao đời sống lên. Trong vấn đề này cần có sự chia sẻ giữa những người tham gia", ông Huân đánh giá và cho rằng về lâu dài, để lương hưu cao ngoài việc đóng cao nên xem xét có thể đầu tư quỹ BHXH sinh lời nhằm bù đắp cho người hưởng lương hưu thấp.

Ví dụ đầu tư quỹ qua các kênh hợp pháp khác thay vì các kênh an toàn như mua trái phiếu Chính phủ hoặc gửi lãi ngân hàng đang triển khai. Việc này cũng cần được thông báo công khai để người lao động biết, đồng ý.

Lương hưu nên tăng ít nhất bằng 50% điều chỉnh lương công chức

Cùng với việc cải cách tiền lương, cần thực hiện điều chỉnh tiền lương, trợ cấp cho người nghỉ hưu, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương căn cứ trên các yếu tố như mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số trượt giá.

Đến nay, theo báo cáo, ngân sách đã chuẩn bị được 560.000 tỉ đồng để thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công, tương đương điều chỉnh lương của khu vực công chức khoảng 30%. Khi lương khu vực công được điều chỉnh, người nghỉ hưu cũng cần được tăng lương hưu ở mức độ nhất định.

Tôi đánh giá đề xuất mức tăng lương hưu trên dưới 15% là hợp lý vì cải cách tiền lương kéo chỉ số giá sinh hoạt tăng lên, ảnh hưởng đến người lao động. Mức này cao hơn đề xuất 8% của BHXH Việt Nam và tương đương đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thực tế, tăng lương hưu ở mức nào cũng cần phù hợp việc căn cứ tốc độ tăng tiền lương với tốc độ tăng lương nghỉ hưu và trợ cấp cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội cũng như nguồn lực.

Nhưng như năm 2023, lương công chức được điều chỉnh tăng 20,8%, áp dụng 1-7. Lương hưu trước đó vẫn điều chỉnh theo đúng định kỳ mỗi năm thì khi tăng vào dịp đó, mức tăng chỉ 12,5%.

Điều đó cho thấy tính tương ứng giữa lương khu vực công và lương hưu. Do vậy, với điều chỉnh lương công chức lần này, lương hưu cần điều chỉnh ở mức tương xứng với mức thay đổi lương khu vực công, ít nhất bằng 50% mức tăng lương này.

Chính phủ đề xuất từ ngày 1/7 điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Đồng thời, đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức lương thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng, thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng; có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Về trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2,055 triệu đồng tăng lên 2,789 triệu đồng/tháng (tăng 35,7%); giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp.

Với trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).

Theo đại diện Bộ Nội vụ, trong giai đoạn vừa qua, mặc dù nguồn lực còn khó khăn, nhưng Chính phủ đã tiết kiệm triệt để để có tiền tăng lương và thực hiện các chính sách trợ cấp gắn với mức lương cơ sở.

Trước đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có tờ trình về mức tăng lương hưu, trợ cấp xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để bảo đảm đời sống cho người nghỉ hưu, từ năm 1995 đến hết năm 2023, Quốc hội, Chính phủ đã tiến hành 23 lần điều chỉnh lương hưu. Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương của người nghỉ hưu hiện nay đã tăng từ 21 đến 26 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 1995.

Mức hưởng lương hưu không phải cố định tại thời điểm nghỉ hưu, mà định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách Nhà nước, và Quỹ Bảo hiểm xã hội để đảm bảo cuộc sống của người nghỉ hưu.

Việc Chính phủ thường xuyên ban hành quy định điều chỉnh mức hưởng lương hưu đã và đang góp phần quan trọng nhằm ổn định cuộc sống cho người nghỉ hưu, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với người lao động khi hết tuổi lao động.

Ngoài lương hưu hằng tháng, người hưởng còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong suốt thời gian nghỉ hưu để được hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả với mức hưởng là 95%.

Cải cách tiền lương của gần 2,8 triệu cán bộ, công chức

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến tháng 12/2023, cả nước có gần 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm khối lực lượng vũ trang) đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Từ 1/7, cải cách chính sách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức (Ảnh: Hoa Lê).

Khi đánh giá tác động của chính sách tiền lương mới đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho hay, tiền lương bình quân tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 6,936 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, đến tháng 12/2023, có 88.137 người hoạt động không chuyên trách cấp xã đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tiền lương bình quân tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của nhóm này là 1,8 triệu đồng/tháng.

Từ thực tế trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam dự kiến từ 1/7 tăng mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bình quân thêm khoảng 54,89% và tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội là 25%. Khi áp dụng mức tăng mới, số tiền thu bảo hiểm xã hội tăng thêm trong 1 năm là 31.728 tỷ đồng.

Đề xuất mức tăng lương hưu năm 2024

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, với cách tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần theo đề xuất thì bình quân 5 năm mức lương hưu của người lao động tăng khoảng 1,5% (chưa tính đến yếu tố trượt giá).

Đồng thời, lương hưu của người nghỉ sau ngày 1/7/2024 chỉ tăng 0,13% so với người nghỉ hưu tháng 6/2024.

Thực tế, mức điều chỉnh lương hưu tại năm 2004, 2005 chỉ khoảng 10% (thời điểm thay đổi thang bảng lương toàn diện của người lao động trong khu vực nhà nước).

Cùng với việc xét yếu tố trượt giá vào điều chỉnh lương hưu và tăng trưởng kinh tế năm 2023 (theo quy định tại Điều 57 Luật BHXH năm 2014), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất mức điều chỉnh lương hưu từ ngày 1/7/2024 khoảng 8% là phù hợp.

Đề xuất tăng lương hưu 8% từ 1/7 (Ảnh: Hoa Lê).

Đề xuất trên căn cứ mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 là 3,25% và tăng trưởng kinh tế năm 2023 là 5,05%.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, điều này sẽ giúp giảm bớt sự chênh lệch giữa người hưởng lương hưu trước cải cách tiền lương và người hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2024 trở đi.

Với mức điều chỉnh đề xuất 8%, dự kiến 6 tháng cuối năm 2024, kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngân sách nhà nước tăng khoảng 1.900 tỷ đồng.

Trường hợp điều chỉnh bổ sung đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng sau khi điều chỉnh theo mức 8% dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì kinh phí tăng thêm khoảng 50 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kinh phí điều chỉnh của Quỹ bảo hiểm xã hội tăng khoảng 6.900 tỷ đồng (chưa bao gồm mức trích đóng bảo hiểm y tế).

Thời gian dài qua, các cơ quan chức năng đã bỏ nhiều công sức để tìm ra giải pháp phù hợp, tối ưu nhất, trong đó đặc biệt là việc đề xuất thang bậc lương mới cho cán bộ đương chức. Điều đó là hoàn toàn hợp lý, song có lẽ, vấn đề lương hưu như được coi là "phụ lục", đề xuất tăng đồng loạt 8% chưa kể có ý kiến chỉ tăng cho người lương hưu thấp. Trong khi đó, đối với người đương chức, đề xuất tăng 23,5% hoặc cao hơn.

Mấy năm qua, Nhà nước liên tục điều chỉnh lương cơ bản, một trong những nguyên nhân trực tiếp là vì trượt giá. Chuẩn bị điều chỉnh thì giá cả thị trường đã "rục rịch" tăng lên. Rồi lại phải điều chỉnh.

Và cứ thế, dù có điều chỉnh thì đồng lương thực tế vẫn giảm, đôi khi trở lại giá trị cũ trước khi điều chỉnh hoặc có khi trở về "âm". Cách đây khoảng 3 đến 4 năm, giá vàng khoảng 5 triệu đồng/chỉ, bây giờ hơn 8 triệu đồng, đó là hàng cao cấp. Các mặt hàng thiết yếu cho đời sống của người lao động cũng tăng tương tự, một quả trứng gà từ 2.000-3.000 đồng/quả, nay khoảng 5.000 đồng/quả, một bó rau, một cân gạo, một vật dụng hằng ngày cũng "từ từ" lên giá. Đó là một thực tế.

Nếu từ "kinh nghiệm" thị trường đó thì có thể dự báo, chỉ sau một vài năm, 8% tăng lương hưu từ ngày 1/7 tới sẽ trở về 0. Nhà nước không thể dùng biện pháp hành chính để chi phối thị trường (bình ổn giá chỉ là giải pháp tình thế, nhất thời, ngắn hạn).

Vì vậy, trong dự kiến, hằng năm sẽ tăng 7% cho lương mới. Trong khi đó, lương hưu không được bàn đến, có nghĩa là, sau vài năm, lương người đương chức được chuẩn bị cho sự trượt giá, giữ và nâng giá trị đồng lương thực tế, nhưng lương người về hưu trước 1/7/2024 trở về điểm xuất phát cũ.

Một điểm lưu ý khác, như hai người cùng một chức vụ (trưởng phòng cấp bộ, chẳng hạn). Một người về hưu trước 1/7/2024, một người nhận lương mới từ 1/7/2024 và sau đó vài năm về hưu.

Theo tính toán sơ bộ, với quy định bảo hiểm xã hội, người thứ hai sẽ nhận lương hưu gấp rưỡi hoặc có thể cao hơn nữa so với người thứ nhất, mặc dù chức vụ như nhau. Tôi nghĩ, người về hưu trước 1/7 không tị nạnh, so bì, nhưng Nhà nước và xã hội cần quan tâm đến độ vênh đó.

Với thực tế đó, xin mạo muội đề xuất như sau với hai phương án:

Phương án tối ưu: Cải cách chế độ tiền lương không chỉ tập trung cho cán bộ đương chức, không nên tách đội ngũ đã cống hiến nhiều năm trong thời kỳ nhiều khó khăn, gian khổ nhất nay đã về hưu ra ngoài hoặc chỉ là phần "phụ cấp một lần". Đây vừa là lý vừa là tình, vừa là trách nhiệm vừa là tấm lòng, có trước có sau, mặc dù đa số người về hưu đều rất thấu hiểu điều kiện cụ thể của Nhà nước. Tất nhiên phương án này đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, song đó là phương án lý tưởng.

Phương án khả thi: gồm hai nội dung, một là, tăng lương hưu từ 15-18% cho người về hưu trước 1/7/2024 và hai là, tính toán tăng hằng năm khoảng 3-4% (dự kiến 7% cho người đương chức) để giữ đồng lương thực tế cho người nghỉ hưu khi giá cả thị trường biến động.

Những suy nghĩ và đề xuất trên đây không chỉ nhằm "bảo vệ" cho người nghỉ hưu, mà mong muốn góp một ý kiến thực hiện yêu cầu toàn diện, bao trùm, bình đẳng, công bằng cho một công việc lớn và rất nhân văn của Đảng và Nhà nước: Cải cách chế độ tiền lương sắp được thực hiện.