Cá Nhân Kinh Doanh Vận Tải Hàng Hóa

Cá Nhân Kinh Doanh Vận Tải Hàng Hóa

HTX VT BẠN HỮU ĐƯỜNG XA ( www.banhuuduongxa.com) chia sẻ về Cá nhân kinh doanh vận tải phải đóng các loại thuế nào?

HTX VT BẠN HỮU ĐƯỜNG XA ( www.banhuuduongxa.com) chia sẻ về Cá nhân kinh doanh vận tải phải đóng các loại thuế nào?

/ Thuế khoán đối với hộ kinh doanh vận tải (chủ xe) bao gồm 2 loại thuế, thuế GTGT và thuế TNCN

Theo hướng dẫn tại phụ lục 1 thông tư số 92/2015/TT-BTC bạn thuộc trường hợp Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu thuế GTGT có tỷ lệ chịu thuế là 3% thuế TNCN có tỷ lệ chịu thuế là 1,5%

Căn cứ tính thuế theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC dựa trên doanh thu tính thuế và tỷ lệ tính trên doanh thu.

Công thức tính và nộp thuế GTGT và thuế TNCN như sau:

Thuế GTGT: Doanh thu khoán x 3%

Thuế TNCN: Doanh thu khoán x 1.5%

Trên cơ sở các nhân kinh doanh tự khai dựa theo mức doanh thu khoán của năm trước năm tính thuế

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng,không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

CỤC THUẾ TP HỒ CHÍ MINH ban hành công văn Số: 9873/CT-THNVDT V/v quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải nộp thuế theo phương pháp khoán thuế.

– Hộ, cá nhân kinh doanh vận tải nộp thuế theo phương pháp khoán thuế quy định tại điều 38 Luật quản lý thuế;

– Xã viên hợp tác xã là chủ phương tiện tự kinh doanh.

Hộ, cá nhân, xã viên hợp tác xã vận tải tự kinh doanh vận tải hướng dẫn tại công văn này thuộc đối tượng nộp thuế môn bài hàng năm; nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân theo quý.

Căn cứ kết quả khảo sát của liên ngành: Cục Thuế thành phố – Sở Giao thông vận tải thành phố – Liên minh Hợp tác xã thành phố, mức doanh thu ấn định làm căn cứ tính thuế cho từng loại phương tiện vận tải được áp dụng từ ngày 01/01/2014, thay thế mức doanh thu ấn định tại công văn số 4175/CT-THNVDT ngày 29/5/2009 và công văn số 5185/CT-THNVDT ngày 01/7/2009 của Cục Thuế. Cụ thể như sau:

Mức doanh thu ấn định tháng từ 01/01/2014

Mức doanh thu ấn định quý từ 01/01/2014

– Xe đầu kéo vận chuyển container

3.2. Doanh thu vượt mức doanh thu ấn định

Hộ, cá nhân, xã viên hợp tác xã vận tải tự kinh doanh vận tải có doanh thu thực tế theo hóa đơn trong tháng/quý lớn hơn mức doanh thu ấn định, phải kê khai nộp thuế trên doanh thu thực tế.

Mỗi hộ, cá nhân, xã viên hợp tác xã vận tải tự kinh doanh vận tải được cấp mã số thuế phải nộp thuế môn bài theo quy định và chỉ nộp một môn bài, không phân biệt hộ, cá nhân, xã viên đó sở hữu nhiều phương tiện tham gia hoạt động vận tải.

Cơ sở xác định bậc môn bài: thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 252/CT-NV ngày 07/01/2003 của Cục Thuế. Trường hợp hộ, cá nhân, xã viên sở hữu từ hai phương tiện trở lên thì nộp thuế môn bài theo bậc 1.

Ví dụ 1: Hộ kinh doanh vận tải A là chủ phương tiện xe tải chở hàng trọng tải 11 tấn, mức thuế môn bài theo hướng dẫn tại công văn số 252/CT-NV ngày 07/01/2003 là 1.000.000 đồng (bậc 1).

Ví dụ 2: Cá nhân B là chủ phương tiện xe tải chở hàng trọng tải dưới 2,5 tấn, mức thuế môn bài theo hướng dẫn tại công văn số 252/CT-NV ngày 07/01/2003 là 300.000 đồng (bậc 4).

Ví dụ 3: Xã viên C là chủ 2 phương tiện gồm 01 xe tải chở hàng hóa trọng tải 10 tấn, 01 xe tải chở hàng hóa trọng tải 2,5 tấn, mức thuế môn bài theo cách xác định trên là 1.000.000 đồng (bậc 1)

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là doanh thu ấn định hoặc doanh thu thực tế và tỷ lệ 3% trên doanh thu.

Ví dụ 1: Xã viên A, có một xe hoạt động vận tải hành khách loại trên 10 chỗ, trong quý không sử dụng hóa đơn hoặc có sử dụng hóa đơn, nhưng doanh thu trên hóa đơn thấp hơn 90.000.000 đồng/xe/quý (theo quy định về mức doanh thu ấn định đối với xe trên 40 chỗ), thuế GTGT phải nộp theo doanh thu ấn định là:

90.000.000 đồng/xe/quý x 3% = 2.700.000 đồng/quý

Ví dụ 2: Cũng với ví dụ trên nhưng doanh thu thực tế theo hóa đơn là 180.000.000 đồng/xe/quý, thuế giá trị gia tăng phải nộp là:

180.000.000 đồng/xe/quý x 3% = 5.400.000 đồng/quý

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định

Căn cứ tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (là doanh thu ấn định hoặc doanh thu vượt doanh thu ấn định) và tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được ban hành theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính là 15% trên doanh thu.

Về doanh thu thực hiện trong quý:

• Nếu doanh thu thực hiện nhỏ hơn doanh thu ấn định thì được tính theo mức doanh thu ấn định của từng loại phương tiện.

• Nếu doanh thu thực hiện lớn hơn doanh thu ấn định, thì được tính theo doanh thu thực tế.

Ví dụ: Cá nhân A có một xe hoạt động vận tải hành khách loại trên 40 chỗ, doanh thu thực tế theo hóa đơn là 200.000.000 đồng/quý, cá nhân A không có người phụ thuộc, thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo quý là:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế:

200.000.000 đồng x 15% = 30.000.000 đồng

Mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân A:

9.000.000 đồng/tháng x 3 tháng = 27.000.000 đồng

Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân:

30.000.000 đồng – 27.000.000 đồng = 3.000.000 đồng

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp (theo biểu thuế lũy tiến từng phần):

3.000.000 đồng x 5% = 150.000 đồng

b. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm

Hộ, cá nhân, xã viên hợp tác xã phải đăng ký người phụ thuộc (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính về thuế thu nhập cá nhân để giảm trừ gia cảnh khi thực hiện việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ quyết toán thuế thu nhập cá nhân là doanh thu thực hiện trong năm, tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu 15%, số người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh, số thuế thu nhập cá nhân đã nộp, để xác định thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp khi quyết toán.

Ví dụ: Hộ kinh doanh vận tải A, có nhiều phương tiện hoạt động vận tải hành khách, tổng doanh thu cả năm là 1.200.000.000 đồng, thuế thu nhập cá nhân đã nộp trong năm là 5.000.000 đồng, tỉ lệ thuế thu nhập chịu thuế trên doanh thu là 15%, hộ kinh doanh vận tải A có 1 người phụ thuộc, quyết toán thuế thu nhập cá nhân như sau:

Thu nhập chịu thuế tính tỉ lệ trên doanh thu:

1.200.000.000 đồng x 15% = 180.000.000 đồng

Mức giảm trừ gia cảnh cho hộ kinh doanh vận tải A và người phụ thuộc:

(9.000.000 + 3.600.000) đồng/tháng x 12 tháng = 151.200.000 đồng

Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân:

180.000.000 đồng – 151.200.000 đồng = 28.800.000 đồng

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo biểu thuế lũy tiến từng phần là 5% (vì có mức thu nhập cả năm dưới 60 triệu đồng):

28.800.000 đồng x 5% = 1.440.000 đồng

Thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp:

1.440.000 đồng – 5.000.000 đồng = -3.560.000 đồng

Như vậy hộ kinh doanh vận tải A sẽ làm thủ tục hoàn 3.560.000 đồng tiền thuế thu nhập cá nhân đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp.

Chi cục Thuế phổ biến nội dung đến các Hợp tác xã vận tải, cá nhân thuộc đối tượng áp dụng tại Công văn này. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các Chi cục Thuế phản ánh, có đề xuất kịp thời về Cục Thuế để nghiên cứu hướng dẫn chung trên địa bàn thành phố.

Khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế thì thực hiện theo văn bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế./.

Hiểu rõ nghĩa của từ vận chuyển hàng hóa trong tiếng Anh:

Vận chuyển hàng hóa (Anh: freight) hay giao nhận hàng hóa (Anh: freight forwarding) là một động từ chỉ sự di chuyển hàng hóa từ nơi gởi hàng đến nơi nhận hàng. Công việc này thường gắn với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa với sự ký hợp đồng vận chuyển giữa hai bên nhận gởi. Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau.Công việc vận chuyển hàng hóa luôn đi đôi và có vai trò cực kỳ quan trọng với cuộc sống con người. Hàng ngày chúng ta di chuyển bằng xe máy, ô tô, hay máy bay. Các hàng hóa tiêu dùng tại các trung tâm mua bán được vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt,…. Nguyên vật liệu sản xuất được khai thác và vận chuyển từ vùng nguyên liệu đến nơi địa điểm sản xuất bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển… Tất cả những hoạt động này đều liên quan đến vận chuyển hàng hóa.Vận chuyển hàng hóa đóng một vai trò trọng yếu của các khâu phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu coi toàn bộ nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển hàng hóa là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó.