HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM
- Số tín chỉ tối thiểu: 129 TC.
- Các môn lý thuyết: 1 bài thu hoạch và 1 bài thi viết tại lớp.
CTĐT: Hệ Đại học (ĐTTX) (ID= 6): Khoa Phật Học Từ Xa (ID=13)
PHIL131 Triết học Mác - Lênin: Môn này giúp sinh viên nắm vững những quan điểm khoa học của triết học Mác – Lênin về tự nhiên, xã hội, tư duy và vai trò của con người trong thế giới hiện thực; trên cơ sở đó xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học; vận dụng sáng tạo nó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
GEN133 Tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam: Giới thiệu khái quát về tín ngưỡng và tôn giáo (TN & TG) Việt Nam, dưới hình thái ý thức xã hội, theo đó, người học hiểu rõ quá trình xuất hiện, tồn tại và phát triển của TN & TG tại Việt Nam, đặc biệt các tôn giáo bản địa, xuất hiện cuối TK 19 đầu TK 20. Học môn này sinh viên hiểu rõ tính đa dạng của các hệ TN & TG trên đất nước Việt Nam và những ảnh hưởng của TN & TG vào đời sống xã hội Việt Nam, bao gồm chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của 54 dân tộc Việt Nam.
PALI301 Tư tưởng kinh Trường bộ giới thiệu nguyên nhân ra đời và bản chất dị biệt của các hệ tư tưởng triết học và tôn giáo, qua các đối thoại liên tôn giáo và liên triết học giữa đức Phật và các tư tưởng gia tại Ấn Độ vào thế kỷ 6 TTL. Tác phẩm phác họa vũ trụ quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan và giải thoát quan Phật giáo, nhằm giúp tịnh hóa xã hội, làm lớn mạnh tính nhân bản và đạo đức của tự thân, hướng đến việc chứng đắc các quả thánh theo Phật giáo Nguyên thủy.
PALI303 Tư tưởng kinh Trung bộ (Majjhima-nikāya, 中部經) là tuyển tập 152 bài kinh có độ dài trung bình, tóm thâu toàn bộ triết học lý thuyết và thực hành của đức Phật, gồm giáo thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan và giải thoát quan Phật giáo. Môn này giúp sinh viên so sánh những điểm tương đồng và dị biệt với Trung A-hàm (Mādhyamāgama, 中阿含), cũng như với Bà-la-môn giáo, qua đó, hiểu được những lời dạy triết lý (dhamma) và đạo đức (vinaya) thực tiễn của đức Phật, có khả năng kết thúc khổ đau, hướng đến giác ngộ và giải thoát.
PHIL101 Dẫn nhập triết học Ấn-độ khảo cứu về bản chất và sự phát triển của tư tưởng triết học Ấn-độ từ cổ đại đến cận hiện đại bao gồm các phương diện nhận thức luận, đạo đức học và siêu hình học. Môn học này giới thiệu các trường phái triết học chính thống và phi chính thống của Ấn Độ gồm truyền thống luận lý học của Nyaya, truyền thống đa nguyên của Vaisesika, truyền thống nhị nguyên của Sankhya, truyền thống yoga của Patanjali, truyền thống duy vật của các Carvakas, truyền thống tâm Kỳ-na giáo, truyền thống giác ngộ của đạo Phật, truyền thống Vedanta và các khuynh hướng triết học Ấn Độ hiện đại.
PHIL104 Dẫn nhập triết học phương Tây: Môn học này khắc họa bức tranh tổng quan về nguồn gốc ra đời, quá trình hình thành, phát triển của các trào lưu triết học phương Tây từ giữa thế kỷ XIX đến nay, gồm các giai đọan từ thời Hy Lạp cổ đại (từ thế kỷ thứ VI BC) rồi trải qua các thời kỳ của “đêm trường Trung cổ”, giai đọan Phục Hưng, thời cận đại, và sau đó là giai đoạn hòan thiện của triết học truyền thống phương Tây (triết học cổ điển Đức). Sinh viên sẽ học các trào lưu chính, các triết gia chính, các tác phẩm triết học chính trong tiến trình phát triển lịch sử triết học thế giới. Môn học này phân tích những đóng góp và hạn chế của các trào lưu triết học phương Tây, theo đó, sinh viên nắm được quy trình phân tích, phê phán, đánh giá các trào lưu triết học phương Tây nói riêng và triết học nói chung.
PHIL105 Logic học Phật giáo: Khác với ngũ đoạn luận của Ấn Độ và tam đoạn luận của phương Tây, logic Phật giáo là pháp thức tư duy không chỉ đạt được tính logic trong ngôn ngữ, mà còn hướng đến giá trị chân lý, để người nghe nói chung, người tham gia đối luận nói riêng, nhận diện được chân lý của vấn đề được đề cập. Ngoài phân định đúng và sai trong pháp thức tư duy, logic Phật giáo còn hướng đến mục đích “giác ngộ tha nhân” (ngộ tha). Học môn này, sinh viên nắm vững về mối liên hệ giữa “chủ trương và chân lý”, “lý do và chân lý”, “thuyết minh và chân lý”, đồng thời, tránh được các lỗi về chủ trương, lý do và thuyết minh.
PHIL106 Trung quán luận hay Căn bản Trung luận tụng (Mūlamadhyamakakārikā, T30n1564, gồm 446 kệ, 27 chương) giới thiệu phương pháp “phá chấp” qua thuyết tánh không (śūnyatā), tức vô ngã của các pháp. Giác ngộ tính “không”, hành giả xa lìa chấp có và chấp không và các chấp về nhị biên, đạt được cái nhìn tuệ giác về sự vật đang là.
PHIL108 Dẫn nhập triết học Phật giáogiới thiệu khái quát về các phương diện triết học của đức Phật trong tương quan với bối cảnh xã hội và tôn giáo Ấn Độ. Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng về bản chất của Ấn Độ giáo, nguyên nhân ra đời của triết học Phật giáo và những đóng góp của triết học Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ. Học môn này, sinh viên hiểu rõ nền tảng của thế giới quan Phật giáo, nhân sinh quan Phật giáo, triết học xã hội – chính trị Phật giáo, đạo đức học Phật giáo và giải thoát quan Phật giáo.
PHIL109 Nhận thức luận Phật giáo: Giúp sinh viên thấy rõ bản chất và vai trò quan của nhận thức. Dựa vào các triết luận của các Bồ-tát Thế Thân, Trần-na và Pháp Xứng, môn học này cung cấp cho người học kiến thức nền tảng về nhận thức luận Phật giáo, bao gồm thực tại, chân lý, đối tượng nhận thức, các loại hình nhận thức, sai lầm, kiến chấp, lý trí, kinh nghiệm, tam minh, tứ trí và các chủ đề liên hệ.
PHIL111 Đại cương thiền học giới thiệu phương pháp thiền của đức Phật gồm thiền chỉ (samatha-bhāvanā) và thiền quán (vipassanā-bhāvanā) cả lý thuyết lẫn thực hành. Về lý thuyết, nghiên cứu các bài Kinh tứ niệm xứ, Kinh đại niệm xứ, Kinh quán niệm hơi thở, Kinh nhất dạ hiền giả và Luận thanh tịnh đạo. Về thực hành, sinh viên sẽ hành thiền 15 phút thiền chánh niệm vào mỗi buổi học nhằm giúp sinh viên trải nghiệm các giá trị sức khỏe về thể chất, cảm xúc và tinh thần.
PHIL112 Khái luận Phật học: Môn này khảo cứu: (i) Hai khía cạnh sử học, gồm huyền sử và chính sử, liên hệ đến cuộc đời đức Phật Thích-ca; (ii) Sự hình thành tăng đoàn Phật giáo, cống hiến của Phật giáo cho nền triết lý xã hội Ấn Độ và nhân loại; (iii) Nhân sinh quan và nhận thức luận của Phật giáo qua giáo lý: Tứ thánh đế, ngũ uẩn và vấn đề giáo dục con người toàn diện; ý nghĩa và vị trí của nguyên lý duyên khởi và vô ngã trong Phật giáo và sự vận hành của các pháp. SV khảo cứu về nghiệp và nhân quả qua lăng kính khoa học và vấn đề chuyển hóa cá nhân, gia đình và xã hội.
PHIL310 Thắng pháp tập yếu luận: Là môn tâm lý học, môn học này đúc kết những lời triết học của đức Phật về bản chất của thân thể, tâm, tâm lý (tâm sở) của con người trong mối liên hệ với thế giới xung quanh. Ngoài việc cung cấp cho người học các kiến thức về tâm sinh lý, liên hệ giữa đời này và đời sau, các thế giới và trạng thái tái sanh của con người, môn học này giúp người học đạt được kiến thức phương pháp về tu tập, hiểu rõ thiện ác, làm chủ thân tâm, chuyển hoá bất thiện, thực tập thiền định, đạt đến mục đích tối hậu là thực chứng Niết bàn.
PHIL330 Đạo đức học Phật giáo giới thiệu các khái niệm và nội hàm đạo đức trong Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa. Môn học này đánh giá hành vi đạo đức trong tương quan với động cơ và kết quả, các phạm trù đạo đức, nhìn đạo đức từ giới luật, đạo đức học phẩm chất, đạo đức học giải thoát và đạo đức học ứng dụng. Thông qua môn học này, người học có thể tìm ra giải pháp chấm dứt những tệ nạn của xã hội.
PHIL332 Nhận thức luận Phật giáo: Giúp sinh viên thấy rõ bản chất và vai trò quan của nhận thức. Dựa vào các triết luận của các Bồ-tát Thế Thân, Trần-na và Pháp Xứng, môn học này cung cấp cho người học kiến thức nền tảng về nhận thức luận Phật giáo, bao gồm thực tại, chân lý, đối tượng nhận thức, các loại hình nhận thức, sai lầm, kiến chấp, lý trí, kinh nghiệm, tam minh, tứ trí và các chủ đề liên hệ.
PHIL333 Triết học chính trị xã hội Phật giáo nghiên cứu thể chế chính trị, cấu trúc xã hội, sự phân tầng xã hội, các vấn nạn xã hội, nhằm giải quyết các vấn đề mà con người đối diện. Sinh viên có cơ hội nghiên cứu các khái niệm và học thuyết về bình đẳng, công bằng, dân chủ, tự do, pháp lý, kinh tế, phúc lợi, tệ nạn, bạo động, chiến tranh và hòa bình... Môn học còn khai sáng ý thức về sự hội nhập của Phật giáo trong xã hội đương đại.
PHIL334 Triết học về tôn giáo: Nghiên cứu hàm nghĩa cơ bản về tôn giáo, mối liên hệ giữa tôn giáo và triết học. Khảo cứu về các luận điểm về Thượng đế; lý trí và đức tin; khoa học và đức tin tôn giáo; đạo đức và niềm tin tôn giáo; vấn đề tội lỗi, mặc khải và mầu nhiệm; cuộc sống sau khi chết; tôn giáo thế tục; ngôn ngữ tôn giáo; đa nguyên tôn giáo; độ lượng tôn giáo, và tương lai tôn giáo.
PHIL335 Luận Đại thừa trang nghiêm kinh
PHIL337 Kinh Lăng-già (入楞伽經, S. Laṅkāvatārasūtra) giới thiệu con đường thể đạt giác ngộ siêu việt bằng tâm vô phân biệt, không chấp văn tự và vô ngôn. Học Kinh này, sinh viên nắm vững các học thuyết quan trọng của Phật giáo Đại thừa gồm thức kho tàng (Ālayavijñāna), Như Lai tạng (tathāgata-garbha), trí xuất thế gian (Lokottarajñāna), không tánh (śūnyatā), Phật tâm (Buddhacitta), Niết-bàn (Nirvāṇa), pháp thân (dharmakāya), vô thường (anityatā), thần chú (dhāraṇī) và chủ nghĩa ăn chay. Môn này hướng dẫn kỹ năng buông vọng tưởng, hữu và vô, trói và mở, thức và trí, hữu sinh diệt, vô sinh diệt để đạt Phật trí.
PHIL338 Kinh Thủ-lăng-nghiêm (首楞嚴經, S. Śūraṃgama-samādhi-sūtra) chỉ rõ chân tâm thường trú, thể tính tịnh minh. Học Kinh này, sinh viên nắm vững 24 phương pháp giác ngộ của A-la-hán, pháp tu nhĩ căn viên thông của Bồ-tát Quan Âm và 52 quả vị Bồ-tát. Sinh viên còn đào sâu vào các khái niệm như năm ấm, sáu nhập, bảy đại, mười hai xứ, mười tám giới, Như Lai tàng, tam vô lậu học, bốn xuất trần, cảnh giới thiền, nhờ đó, vượt qua 50 loại ma ngũ ấm và các chấp thủ.
PHIL400 Luận Câu-xá là tác phẩm hệ thống hóa tư tưởng Nhất thiết hữu bộ, chủ trương rằng tất cả các pháp thật hữu trong thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Luận thư đề cập đến bản thể học, vũ trụ quan, nhân sinh quan, đạo đức quan và tâm lý học Phật giáo v.v… Tác phẩm phân tích bản chất của các pháp trong vũ trụ; thể và dụng của các pháp; nhân quả thế gian, nhân quả giác ngộ; luận về nghiệp, tùy miên, phiền não; các loại thiền định, trí tuệ và cách phá chấp ngã.
PHIL401 Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa: Môn này khảo cứu: (i) Bối cảnh văn hóa, chính trị xã hội, tôn giáo thời tiền Phật giáo và nguyên nhân đưa đến sự ra đời đạo Phật; (ii) Triết lý trọng tâm của Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Bộ phái và Phật giáo Đại thừa; (iii) Giới thiệu ba hệ thống văn điển của Phật giáo, (iv) Các tổ sư tiêu biểu như Nagarjuna, Maitreyanatha, Asanga, Vasubhandu…
PHIL402 Luận thành thật chủ trương nhất thiết giai không, là tinh hoa triết học Phật giáo của các trường phái A-tỳ-đàm. Nội dung chỉ trích tư tưởng Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda), làm sáng tỏ tính chân thật của Tứ đế và phát huy chân lý nhị không (ngã không và pháp không). Luận phân tích vai trò của Tam bảo trong đời sống đạo đức của Phật giáo, đồng thời, chỉ rõ tác hại của các loại phiền não và con đường thiền định, kết thúc khổ đau, hướng đến giải thoát.
PHIL403 Nghiên cứu Kinh Kim cương là cẩm nang phá chấp về ngã, nhân, chúng sinh và thọ giả, hàng phục vọng tâm, bằng cách “đừng sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào". Kinh này chỉ dạy về sự thâm yếu trong việc phát triển Kim cương trí, nhận rõ thể tánh chơn như tịch tịnh, xa lìa tướng phân biệt, hé mở cánh cửa giải thoát, đưa đến đạo quả bồ-đề vô thượng.
DHR313 Phật giáo và trị liệu giới thiệu ứng dụng các nghiên cứu của khoa học về lợi ích của thiền Phật giáo trong y tế, giáo dục, kinh tế, kinh doanh, quốc phòng, thể thao, phạm pháp. Môn học này chứng minh thiền có khả năng chữa trị bệnh tật, giúp con người mạnh khỏe, thông minh, đẹp hơn, trường thọ và hạnh phúc hơn.
PHIL410 Dị bộ tông luân luận (異 部 宗 輪 論) giới thiệu các luận điểm triết học của 20 bộ phái Phật giáo về: (i) Thân tướng, thọ mạng và oai đức của Phật, (ii) Nghiệp lực và nguyện lực của Bồ-tát, (iii) Quá trình tu chứng Thanh Văn, (iv) Các khái niệm quan trọng như thân trung ấm, nghiệp lực, căn-trần-thức, chủng tử, tâm và tâm sở, tuỳ miên, kiết sử, phước đức, pháp tháp, thiền chứng, vô vi. Học tập môn này, sinh viên thấy được lịch sử tư tưởng Phật giáo từ Nguyên thủy, bộ phái đến Đại thừa.
PHIL411 Thành duy thức luận (成唯識論, S. Vijñāptimātratāsiddhi) giới thiệu chủ thể và đối tượng, tám phương tiện nhận thức, ba tự tính, ba vô tính, cách thức chuyển thức thành trí, giúp người học phá được các hình thái chấp ngã, chấp pháp, nhằm thể đạt được nhận thức như thật về thực tại. Duy thức học đi từ nhận thức luận đến giải thoát luận, nhằm giải phóng các sai lầm của thức, giúp mọi người sống với trí tuệ. Nghiệp, hạt giống, thói quen và các thái độ tâm lý tiêu cực … là những đối tượng cần được chuyển hóa để chứng đạt được năm giai vị tâm linh.
PHIL412 Tư tưởng Kinh Pháp Hoa: Làm nền tảng cho sự hình thành Tông Thiên Thai (Trung Quốc), Tông Liên Hoa (Nhật Bản) và Tông Pháp Hoa ở Việt Nam, Kinh Pháp. Với ẩn dụ búp sen và hoa sen, Kinh này khẳng định tất cả chúng sinh đều có tiềm năng giác ngộ và trở thành Phật trong tương lai. Sự thực tập bốn bước “khai, thị, ngộ, nhập” tri kiến Phật là tiến trình tâm linh quay về Phật thừa mà hành giả cần trải qua để đạt được sự giác ngộ tuyệt đối.
PHIL412 Tư tưởng Kinh Pháp Hoa: Làm nền tảng cho sự hình thành Tông Thiên Thai (Trung Quốc), Tông Liên Hoa (Nhật Bản) và Tông Pháp Hoa ở Việt Nam, Kinh Pháp. Với ẩn dụ búp sen và hoa sen, Kinh này khẳng định tất cả chúng sinh đều có tiềm năng giác ngộ và trở thành Phật trong tương lai. Sự thực tập bốn bước “khai, thị, ngộ, nhập” tri kiến Phật là tiến trình tâm linh quay về Phật thừa mà hành giả cần trải qua để đạt được sự giác ngộ tuyệt đối.
PHIL416 Luận Đại thừa khởi tín (大乘起信論; S. Mahāyāna Śraddhotpāda Śāstra) xác lập niềm tin tu tập Đại thừa bao gồm thuyết nhất tâm, thuyết nhị môn (tâm chân như môn, tâm sinh diệt môn), tam đại của tâm (thể đại, tướng đại, dụng đại), ly ngôn chân như, y ngôn chân như, tâm bất giác và tâm giác ngộ (gồm thuỷ giác và bản giác), phân biệt tâm, ý, thức để xa lìa vọng tâm, đạt được chánh trí.
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh