Hình Ảnh Trẻ Em Vùng Cao Khó Khăn

Hình Ảnh Trẻ Em Vùng Cao Khó Khăn

(PLO)- Chất lượng giáo dục mầm non hiện chưa đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt là trẻ em tại vùng ĐBSCL, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

(PLO)- Chất lượng giáo dục mầm non hiện chưa đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt là trẻ em tại vùng ĐBSCL, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Một lớp học Ánh dương dành cho trẻ mồ côi ở chùa Bồ Đề (Hà Nội)

Bản thân Nguyễn Thu khi ứng tuyển tham gia làm tình nguyện viên, đứng lớp, hỗ trợ kiến thức cho các em nhỏ, cô gái này cũng cảm nhận rõ được sự thay đổi của mình về các kỹ năng mềm cũng như góc nhìn xã hội: “Tụi em cảm thấy bản thân mình tự tin hơn. Ngoài ra, khi tiếp xúc với các em nhỏ, em thấy chúng em còn rất may mắn và biết trân trọng cuộc sống hơn. Các em cũng rất cố gắng, ham học hỏi, chúng em cũng học hỏi được rất nhiều điều từ đó”.

Đang tham gia dạy kèm các bài tập về nhà cho học sinh 5 tuổi đến lớp 3 ở chùa Bồ Đề (Hà Nội), Nguyễn Thị Hồng Nhung, sinh viên năm 2 Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng là thành viên của dự án Lớp học Ánh dương dẫn lối. Đều đặn tối thứ 2,4,6 hàng tuần, Nhung và các tình nguyện viên đến chùa để dạy kèm chính tả, đọc viết, phép tính đơn giản, cũng như tổ chức các trò chơi dân gian.

“Các bạn tình nguyện viên và mình đều đến vào buổi tối. Sau một ngày dài, có người đi học, người đi làm, không tránh khỏi có mệt mỏi một chút. Nhưng khi gặp các em thì chính chúng mình được tiếp thêm năng lượng. Các em ở chùa nói chuyện rất hoạt bát, ai cũng ríu rít xung quanh mình. Khi nhìn các em thì không ai muốn mang cảm xúc tiêu cực, buồn chán gặp các em cả”.

Những trẻ em khiếm thị rất khó khăn trong việc tiếp cận các lớp học bổ trợ kiến thức và văn hóa. Lớp học Ánh dương dẫn lối ra đời với mục tiêu gia sư miễn phí cho các em.

Chị Hoàng Thị Bé, quê ở Lạng Sơn, đang sinh sống ở quận 12, TP.HCM. Chị bị khiếm thị nên khả năng hỗ trợ con nhỏ học lớp 4 khá hạn chế. Tình cờ, chị biết đến dự án Lớp học ánh dương dẫn lối, và con chị đã được các tình nguyện viên giúp đỡ, bổ trợ, tăng cường kiến thức miễn phí:

“Bé nhà em học khá kém. Từ khi được các bạn sinh viên đến hỗ trợ kèm học 1 tuần 4 buổi, mỗi buổi từ 5h đến 7h tối. Bé nhà em tiếp thu tốt, học khá hơn trước rất nhiều. Em cũng chỉ biết cảm ơn các anh chị trong nhóm Ánh dương rất nhiều. Các bạn rất dễ gần, bé nhà em cũng rất quý các anh chị. Có bạn lâu lâu cũng tới thăm mẹ con em. Em thực sự thì đi lại rất khó khăn, được sự giúp đỡ ấy em rất vui và xúc động”

Theo Nguyễn Thu, sinh viên năm thứ hai Đại học kinh tế TP.HCM, tình nguyện viên dạy học, điều phối hoạt động lớp học Ánh dương dẫn lối ở TP.HCM, con của chị Bé là một trong khoảng 50 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khiếm thị, mồ côi được nhóm khu vực phía Nam hỗ trợ dạy kèm kiến thức trực tiếp và online miễn phí:

“Đối với các em nhỏ, đầu tiên khó khăn về tâm lý. Các em có tâm sự, đôi khi lên trường, có bạn sẽ học chung với các bạn mắt sáng, gặp khó trong vấn đề giao tiếp, có thể bị phân biệt hoặc cô lập. Thứ hai, trong vấn đề học, sách chữ nổi rất ít dành riêng cho các em học trực tiếp được. Vì vậy, khi dạy cho các bạn, chúng em sẽ đứng đọc cho các bạn nghe”.

Các em nhỏ được bổ sung kiến thức, dạy kèm chính tả, đọc viết, các phép tính đơn giản, cũng như tổ chức các trò chơi dân gian.

Đồng sáng lập dự án Lớp học Ánh dương dẫn lối, chị Vũ Thị Vân Anh cho biết, năm 2022, chị đi dạy học cho các bé khiếm thị. Với số lượng các em nhỏ cần hỗ trợ kiến thức rất nhiều, có ngày, chị và các tình nguyện viên khác là Huỳnh Trung Hiếu dạy tới 3 lớp.

Trong một lần đi cùng đoàn Mái ấm khiếm thị Bừng sáng, Vân Anh đã gặp nhiều tình nguyện viên khác và quyết định thành lập dự án “Lớp học Ánh dương dẫn lối”: “Mình cảm thấy, có rất nhiều gia đình trường hợp ba mẹ khiếm thị, con cái cũng khiếm thị, họ nhắn tin về fanpage của chúng mình. Chúng mình mới suy nghĩ, tại sao không mở rộng thêm ngoài việc dạy trực tiếp ở Mái ấm khiếm thị Bừng sáng này. Từ đó, chúng mình mở rộng thêm hình thức gia sư online tình nguyện”.

Tới nay, sau 1 năm hoạt động, dự án Lớp học Ánh dương dẫn lối đã và đang hỗ trợ gần 100 trẻ em theo hình thức gia sư trực tiếp và online. Trong số các em học sinh được hỗ trợ, có những trường hợp lớp 12 học lực rất tốt, bộc lộ nhiều năng khiếu. Vân Anh và các cộng sự hy vọng, các em sẽ tìm được công việc tốt hơn, ngoài việc hướng nghiệp là nghề massage.

Các tình nguyện viên dự án được tiếp thêm năng lượng tích cực từ sự hồn nhiên, năng động của các em nhỏ. Sau 1 năm hoạt động, nhóm đã và đang hỗ trợ khoảng 100 trẻ em khó khăn.

Chị Vũ Thị Vân Anh chia sẻ thông điệp nhóm tình nguyện viên muốn gửi tới cộng đồng qua các lớp học miễn phí: “Các bạn tình nguyện viên, các bạn khiếm thị, trẻ mồ côi, các bạn hãy làm tất cả những gì tốt đẹp, dù là những điều nhỏ bé nhất. Ngoài việc tập trung vào các trẻ em khó khăn, bên mình cũng rất mong các bạn tình nguyện viên cũng cải thiện được những vấn đề trắc trở trong lòng các bạn ấy. Chúng ta giúp đỡ qua lại lẫn nhau, dù là những điều nhỏ bé nhất trong cuộc sống. Chúng ta sẽ nhận lại bình yên và hạnh phúc”.

Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình.

Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.

Sáng 12/12, Đảng uỷ, UBND xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) phối hợp với Đoàn từ thiện “Cộng đồng từ thiện Sân Đình” tổ chức khởi công xây dựng công trình nhà lớp học điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai.

Thực hiện phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 12/12, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) tích cực tham gia hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Vừa là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và Người có uy tín thôn Phai Làu, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, những năm qua, anh Tằng Dảu Tình đã trở thành “điểm tựa” tin cậy của đồng bào Dao ở vùng biên giới nơi đây. Anh không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền người dân bám bản, bám làng, giữ đất, giữ rừng, giữ biên giới quốc gia mà còn làm kinh tế giỏi.

Nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng DTTS và miền núi, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã thành lập 3 mô hình Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại các trường trung học cơ sở ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn. Các thành viên của CLB sẽ là những “hạt nhân” tiên phong thay đổi nhận thức, xoá bỏ định kiến giới ngay khi ngồi trên ghế nhà trường và trong cộng đồng để cùng nhau vươn lên phát triển.

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 12/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc ở Lạng Sơn. Khơi nguồn dược liệu Đắk Nông. Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), mới đây, UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) đã trao tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống.

Nằm ở độ cao 1.086m so với mực nước biển, ngã ba Đông Dương nằm ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là điểm tiếp giáp giữa 3 nước: Việt Nam, Lào và Campuchia. Vốn được mệnh danh là nơi mà “một con gà gáy ba nước đều nghe”, từ nhiều năm qua, ngã ba Đông Dương đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách đam mê du lịch, khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ tại cột mốc ba biên.

Cách trung tâm huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum chừng 15km về phía Bắc, làng Đăk Răng, xã Đăk Dục có gần 120 hộ với 348 nhân khẩu, trong đó 99% dân số là người Giẻ Triêng sinh sống. Vào những ngày cuối tuần, tiếng cồng chiêng, tiếng hát xoang rộn rã, cuốn hút các đoàn khách đến thăm.

Trong các giai đoạn phát triển, tỉnh Quảng Ninh luôn đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc Quốc phòng-An ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 06). Từ định hướng, chủ trương của Đảng, các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp Nhân dân, vùng DTTS và miền núi Quảng Ninh đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong hành trình vươn lên phát triển ở các bản làng, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trên các lĩnh vực, trở thành hạt nhân điển hình lan tỏa về tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới tư duy trong vùng đồng bào.

Phát huy thế mạnh nông, lâm nghiệp gắn với văn hóa để phát triển du lịch, xây dựng địa phương trở thành điểm đến của du khách, góp phần giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân là hướng đi mới của huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) những năm gần đây.