Mối Quan Hệ Giữa Truyền Thông Và Báo Chí

Mối Quan Hệ Giữa Truyền Thông Và Báo Chí

Nhân chuyến công du cấp nhà nước tới Anh vào năm 2011, nguyên Tổng thống Barack Obama đã lưu ý rằng, “hai đất nước được hưởng lợi từ một trong những liên minh lâu nhất và mạnh nhất thế giới từ trước tới nay”. Khi nhậm chức vào năm 2010, ông William Hague, Bộ trưởng Ngoại giao và Khối thịnh vượng chung Anh, nhận định: “Mỹ chắc chắn là một đồng minh quan trọng nhất của Vương quốc Anh”.

Nhân chuyến công du cấp nhà nước tới Anh vào năm 2011, nguyên Tổng thống Barack Obama đã lưu ý rằng, “hai đất nước được hưởng lợi từ một trong những liên minh lâu nhất và mạnh nhất thế giới từ trước tới nay”. Khi nhậm chức vào năm 2010, ông William Hague, Bộ trưởng Ngoại giao và Khối thịnh vượng chung Anh, nhận định: “Mỹ chắc chắn là một đồng minh quan trọng nhất của Vương quốc Anh”.

Vậy tại sao họ lại có thể hợp tác với nhau?

IMM Group:  Câu trả lời đơn giản là họ có nền kinh tế liên kết chặt chẽ với nhau, quốc gia này làm lợi cho quốc gia kia. Canada nhập khẩu khá nhiều sản phẩm Mỹ và ngược lại người Mỹ tiêu thụ rất nhiều sản phẩm từ Canada. Chỉ cần lấy ngành sản xuất ô tô làm ví dụ. Các đơn vị lắp ráp và sản xuất linh kiện của Mỹ chiếm 10% trong ngành sản xuất ô tô của Canada, ngược lại, các nhà máy của Canada cũng chiếm khoảng 10% hợp đồng cung cấp linh kiện cho Mỹ.

Cuối cùng và quan trọng nhất, giữa một thế giới đang biến động từng ngày, với những căng thẳng và áp lực, việc hợp tác hòa bình, vui vẻ chẳng phải sẽ tốt hơn là một cuộc đối đầu gây tốn kém.

Bạn thấy bài viết có hữu ích không?

Là người trực tiếp tổ chức thành lập, giáo dục và rèn luyện Quân đội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo xây dựng Quân đội trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Trong đó, giữ gìn mối quan hệ quân dân “cá - nước” luôn được Người quan tâm đặc biệt, thường xuyên nhắc nhở, rèn luyện cán bộ, chiến sỹ trong Quân đội.

Tư tưởng của Người về mối quan hệ quân - dân gồm nhiều nội dung sâu sắc, được thể hiện trên những vấn đề chủ yếu sau:

Nhân dân là nền tảng sức mạnh, là cha mẹ sinh ra Quân đội

Đây là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ toàn quân. Theo Người, nhân dân chính là cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng Quân đội ta. Nhờ có sự đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân, Quân đội ta đã nhanh chóng lớn mạnh, trở thành đội quân bách chiến, bách thắng. Trong dịp kỷ niệm 5 năm Ngày truyền thống vẻ vang của Quân đội, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Quân đội ta là Quân đội nhân dân, do dân đẻ ra, vì dân mà chiến đấu"1, Quân đội muốn phát triển, lớn mạnh và chiến thắng, thì phải dựa trên "cái gốc","cái nền" vững trãi ấy: "Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"2.

Trong các dịp nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ toàn quân, Người luôn nhắc đi nhắc lại rằng Quân đội ta phải “hiếu với dân”. Người căn dặn Quân đội: "Mình đánh giặc là vì dân. Nhưng mình không phải là "cứu tinh" của dân, mà mình có trách nhiệm phụng sự nhân dân"3.

Hiếu với dân, trước hết là tinh thần tận tuỵ phục vụ nhân dân, thật sự coi nhân dân là cha mẹ của Quân đội. Đã là người quân nhân cách mạng, thì bất kỳ ở cương vị nào, cũng phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Người nhắc nhở cán bộ trong Quân đội: "Các đồng chí cần phải trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị, gần gũi quần chúng và gương mẫu về mọi mặt. Dù ở cương vị nào, chúng ta cũng đều phải cố gắng để xứng đáng là người đày tớ trung thành và tận tuỵ của nhân dân"4.

Theo Người, "Trọng dân" phải được thực hiện ở những việc làm cụ thể, thiết thực. Người chỉ rõ: "Phải biết trọng nhân dân. Tôn trọng có nhiều cách, không phải ở chỗ chào hỏi kính thưa có lễ phép là đủ. Không được phung phí nhân lực, vật lực của dân. Khi huy động nên vừa phải, không nên nhiều quá lãng phí vô ích. Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ nhân dân cũng là biết tôn trọng dân"5. Người còn luôn nhắc nhở đội ngũ cán bộ Quân đội phải chăm lo dạy cho các chiến sĩ biết kính trọng dân, thương yêu, giúp đỡ dân. "Trọng dân" còn có nghĩa là tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng, tôn trọng chính quyền, đoàn thể và nhân dân các địa phương. Tại Hội nghị Cán bộ cao cấp toàn quân (ngày 20-3-1958), Người đã nhấn mạnh: "Phải đoàn kết quân, chính, Đảng. Quân đội phải tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, phải giúp đỡ các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương"6.

Quân đội phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu

Hồ Chí Minh luôn xác định, để tăng cường đoàn kết quân dân, thì trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Muốn cho dân tin, dân phục, dân yêu thì bộ đội phải tích cực giúp dân, phải gần gũi và chăm lo bảo vệ nhân dân. Người đã chỉ dẫn cho bộ đội những công việc giúp dân rất cụ thể, thiết thực: “Giúp công việc thực tế hàng ngày cho đồng bào (như việc gặt hái, lấy củi, nước, vá may, v.v..)”7, hay “Dạy dân chữ quốc ngữ và những điều vệ sinh thường thức”8… Giúp dân còn là tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người nhấn mạnh: "Bộ đội phải hết lòng giúp dân, tham gia củng cố hậu phương ta ngày càng vững mạnh. Phải cùng với các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể, chấp hành thật tốt các chính sách đối với anh em thương binh, bệnh binh và các gia đình có công với kháng chiến"9. Khi quan hệ với nhân dân, bộ đội phải thực sự "Cần, kiệm, liêm, chính". Nghĩa là, không được động đến một cái kim, sợi chỉ của dân, không làm điều gì gây tổn hại tài sản của nhân dân. Đặc biệt, trong các quan hệ ứng xử, giao tiếp với dân phải thể hiện là những con người đứng đắn, lễ độ, tế nhị, “phải làm thế nào để khi mình chưa đến, thì dân trông mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ, khi mình đi nơi khác thì dân luyến tiếc"10. Bộ đội phải liên hệ mật thiết với dân, phải kiên quyết bảo vệ dân, phải chăm lo giữ gìn an ninh trật tự cho nhân dân. Về vấn đề hệ trọng này, Người đã chỉ thị cho bộ đội: "phải thi đua làm tròn nhiệm vụ bảo vệ biên giới, bảo vệ bờ biển, bảo vệ thành thị và giữ gìn trật tự an ninh cho nhân dân"11.

Để không ngừng tăng cường đoàn kết quân dân, Hồ Chí Minh còn yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải là một tuyên truyền viên về công tác dân vận. Song theo Người, tuyên truyền phải miệng nói tay làm, phải tuỳ hoàn cảnh mà tổ chức giúp đỡ nhân dân thực sự, không phải chỉ tuyên truyền bằng diễn thuyết.

Trong thời kỳ hiện nay với những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và đất nước, với những tác động tiêu cực mặt trái của cơ chế thị trường, cùng với sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch đã làm cho đạo đức xã hội đang bị xuống cấp nghiêm trọng, tình đoàn kết quân dân đang bị xói mòn, mai một. Trước tình hình ấy, việc quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ của Quân đội với nhân dân vào xây dựng, củng cố, phát triển tình đoàn kết quân dân càng quan trọng và cấp thiết. Để vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người, nhằm xây dựng tình đoàn kết quân dân ngày càng tốt đẹp hơn, Quân đội ta phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp, trong đó trước hết cần thực hiện tốt một số vấn đề chủ yếu sau:

Không ngừng tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về mối quan hệ của Quân đội với nhân dân nói riêng.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua rèn luyện phẩm chất cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới.

Ra sức thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về "Dân vận khéo", tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền, nhân dân địa phương nơi đóng quân, tăng cường các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa đơn vị Quân đội với địa phương; tích cực giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa mới; đặc biệt, luôn chủ động, dũng cảm, kịp thời giúp dân phòng chống thiên tai địch họa, nhất là việc cứu hộ cứu nạn, khắc phục bão lụt.

Thực hiện tốt chính sách hậu phương Quân đội, mở rộng quy mô xây dựng nhà tình nghĩa và chăm sóc Mẹ Việt Nam Anh hùng./.

__________________________________

(1,2,7,8) Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2000, tập 5, tr.722, 410, 409, 410.

(3, 5, 10) Sách đã dẫn (Sđd), tập 6, tr.207, 109, 207.

(4, 6) Sđd, tập 9, tr.496, 142.