Nhà Hát Múa Rối Thăng Long Vé

Nhà Hát Múa Rối Thăng Long Vé

Xóm 9, thôn Hạ Am, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Xóm 9, thôn Hạ Am, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Những đôi tay tài hoa đằng sau tấm mành

Để những con rối vô tri được thổi hồn, không thể không nhắc tới kỹ thuật điều khiển con rối điêu luyện của những người nghệ sĩ. “Múa rối nước là bộ môn hoàn toàn được điều khiển thủ công bởi bàn tay người nghệ sĩ chứ không hề có máy móc hỗ trợ. Tuy nhiên sẽ có một vài chi tiết bên lề sẽ cần có máy móc, chẳng hạn như cảnh con cáo chạy lên cây cau sẽ cần có thêm sự hỗ trợ thô sơ từ máy móc” - NSƯT Quốc Vũ chia sẻ.

Do việc điều khiển con rối hoàn toàn thủ công, người nghệ sĩ luôn phải tập luyện hàng ngày để kỹ năng thuần thục và điêu luyện nhất. Cũng bởi vậy, mỗi nghệ sĩ lại có một cách thể hiện các con rối khác nhau, cách cảm nhận tiết tấu và không gian khác nhau,  tạo nên nét diễn riêng biệt mà khó ai có thể bắt chước được. Họ là những luôn đứng đằng sau để những con rối sặc sỡ được tỏa sáng, mang đến những tiếng cười và sự thích thú cho mỗi khán giả.

Từ văn hóa dân gian tới văn hóa dân tộc

Trước đây múa rối nước chỉ là một trò chơi của nhân dân lao động, nông dân, để mua vui, rồi trở thành một nhóm người chơi tiến lên một phường, một gánh diễn và dần phát triển thành một nền văn hóa của con người Việt. Qua nhiều thế kỉ hình thành và phát triển, múa rối nước truyền thống trải qua những thăng trầm, lúc phát triển rực rỡ khi lại trầm lắng, rơi vào nguy cơ mai một, nhưng vẫn giữ được “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam”. Có thể nói múa rối nước là một báu vật của dân tộc, thể hiện văn hóa truyền thống lâu đời của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng châu thổ sông Hồng, tái hiện sinh hoạt hay những cái rất đời thường hàng ngày, tái hiện hơi thở, cái hồn và ước mơ của người Việt, của làng quê Việt.

Để đời sống của rối nước còn mãi

Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa giúp cho con người có thể tiếp cận và học hỏi được văn minh thế giới. Tuy nhiên, đứng trước xu hướng này, những văn hóa và giá trị truyền thống cũng gặp khó khăn trong việc được bảo tồn và duy trì. Là một loại hình nghệ thuật có một không hai trên thế giới với rất nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc, múa rối nước cần nhận được nhiều sự quan tâm và khai thác hơn đến từ người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ Việt.

Những người nghệ sĩ cũng cần truyền tải được chiều sâu của nghệ thuật tới lớp trẻ. Vì nghệ thuật truyền thống không chỉ mang giá trị giải trí, mà còn rất nhiều giá trị khác to lớn như giá trị văn hóa, lịch sử của một dân tộc. Từ đó, người trẻ có thể hiểu được rõ nét và khơi dậy niềm tự hào về dân tộc, có nhận thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống nói chung và múa rối nước nói riêng.

- Nội dung: Diện Đàm, Mai Anh, Thu Huyền, Diệu Linh - Ảnh/ Video: Bảo Duy, Diện Đàm, Tiến Đạt, Hải Ngân, Đoàn Trang - Thiết kế: Bảo Duy, Đào Linh

Hà Nội, trái tim của cả nước, thủ đô ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao thăng trầm thời gian, đã để lại cho thế hệ sau biết bao di tích giá trị sâu sắc về văn hóa, lịch sử - Hoàng thành Thăng Long chính là biểu tượng, như một chứng nhân, khắc họa và lưu giữ những dấu ấn qua các triều đại, những dấu mốc quan trọng của lịch sử đất nước.

Vậy nên nếu bạn đang muốn tìm hiểu, khám phá về quần thể di tích được coi là quan trọng bậc nhất của thủ đô Hà Nội. Thì hãy cùng những bước chân của Dulich.Pro.Vn tìm hiểu một chút về thông tin tham quan, kinh nghiệm, giá vé đi Hoàng Thành Thăng Long qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về Hoàng Thành Thăng Long ở đâu ?

Quần thể di tích Hoàng Thành Thăng Long có cổng chính đi vào nằm tại số 19C đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình - Hà Nội. Là điểm đến có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, văn hóa nước nhà, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan hàng năm. Theo như những ghi chép lịch sử, trước đây tòa thành này có tên là Đại La, đến năm 1010 sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư đến nơi đây đã cho tu tạo và xây dựng thêm cho nơi đây, đồng thời chính thức đổi tên là thành Thăng Long.

Trải qua hơn  ngàn năm lịch sử với bao biến động, thành Thăng Long nay vẫn còn lưu giữ lại được nhiều hiện vật có giá trị, vào năm 2010 khu trung tâm hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đây là một niềm tự hào rất lớn đối với TP.Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.

Bỏ túi kinh nghiệm tham quan Hoàng Thành Thăng Long có lưu ý gì quan trọng ?

Khu vực trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là di sản được UNESCO công nhận, điểm đến sở hữu những bảo vật vô giá mang đậm nét dấu ấn của thời gian, vì vậy đến đây bạn cần có một số lưu ý nhé:

+ Trong khuôn viên của Hoàng Thành Thăng Long, không được tự ý sử dụng Flycam (nếu muốn thực hiện video cần có sự đồng ý của ban quản lý).

+ Trang phục cần chỉnh tề ngăn nắp, không vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mỹ quan chung của khu di tích.

+ Khuôn viên tham quan chủ yêu là ngoài trời, du khách nên mang theo mũ, ô dù để phòng thời tiết nắng mưa thất thường bạn nhé.

+ Với các đoàn tổ chức du lịch cho học sinh đi ngoại khóa có số lượng đông thành viên, cần liên hệ trước ban quản lý để được sắp xếp lịch đón tiếp.

+ Khuôn viên tham quan sẽ đi theo luồng được hướng dẫn, vậy nên bạn cần xem trước sơ đồ chỉ dẫn ngay tại khu vực quầy vé để nắm rõ lộ trình.

+ Không được tự ý động, chạm vào hiện vật được trưng bày, di tích cổ trong khuôn viên đã có thông báo, rào chắn, dây chắn bảo vệ.

Trên đây là những kinh nghiệm và thông tin được cập nhật mới nhất của Dulich.Pro.Vn, hy vọng qua bài viết trên bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích khi đi tham quan Hoàng Thành Thăng Long. Chúc bạn có những hành trình tìm hiểu, khám phá vui vẻ và bổ ích!

“Sứ giả văn hóa” được bạn bè quốc tế yêu mến

Bằng các câu chuyện vui nhộn và hấp dẫn phản chiếu cái đời và những khát vọng, mơ ước bình dị của người Việt, múa rối nước đã hoàn toàn chinh phục các vị khách nước ngoài. Nhiều du khách yêu thích loại hình nghệ thuật này tới mức họ tìm tới các phường nghề truyền thống để được tham gia trải nghiệm các công đoạn xây dựng lên một tác phẩm.

Múa rối nước Việt Nam cũng luôn được bạn bè quốc tế trân trọng, đón nhận và mời các nghệ nhân đi lưu diễn khắp năm châu. Có rất nhiều lời đánh giá cao dành cho rối nước Việt Nam: “Những con rối nước Việt Nam - những thiên thần của đồng ruộng Việt Nam lần đầu tiên rời bỏ sông Hồng tiến về sông Sen bắt Pari và cả thế giới hiểu rằng ngoài nền văn minh của mình còn nền văn minh khác nước…”, “Hãy đến xem múa rối để có dịp chiêm ngưỡng một kỳ quan nghìn tuổi. Đây mới là nghệ thuật dân gian đích thực…”.

đòi hỏi những phẩm chất tuyệt vời

Việc tạo hình con rối không có một trường lớp nào đào tạo được, bởi cái hồn của nhân vật không phải là khuôn mẫu có sẵn. Ví như để tạo hình người nông dân thì phải đục sao cho có hình hài, cốt cách mà ai nhìn vào cũng nhận ra đó là người nông dân. Người nghệ nhân khi tạo hình con rối không áp đặt khuôn mẫu nào cả, dù là 100 ông quan, 100 anh lính… thì đều có những nét khác nhau.

Các con rối nước truyền thống là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo nghiêm túc, gian khổ nhưng đầy cảm hứng. Ở sân khấu múa rối, tất cả phải sáng tạo từ đầu, không có nhiều mẫu sẵn, phải tự hình dung, trước hết phải nghiên cứu kỹ kịch bản để làm rõ nét cá tính nhân vật, từ dáng dấp, kích thước,  cao, thấp... rồi máy móc hoạt động ra sao để phù hợp và hiệu quả với không gian biểu diễn.  Họ vừa phải sáng tạo, vừa phải khéo léo, kiên trì.

Quan trọng hơn nữa, người nghệ nhân còn cần mang trong mình tình yêu quê hương, yêu lao động, phải làm bằng đam mê. Để có được những con rối vừa có tính thẩm mỹ, vừa thể hiện nội dung phong phú, vừa bám sát thực tiễn, người nghệ sĩ tạo hình con rối phải có tri thức nghề nghiệp một cách vững vàng. Việc học tập kinh nghiệm của lớp nghệ nhân, học các lớp người đi trước theo phương pháp truyền nghề là cách để nghệ thuật tạo hình con rối trường tồn với thời gian.

Những nghệ nhân đã chắt lọc cái đẹp từ tự nhiên và chuyển hòa vào hình ảnh con rối. Thông qua óc thẩm mỹ, sự cảm thụ nghệ thuật, sự sáng tạo của người nghệ nhân đã biến rối nước thành cầu nối giữa đại chúng với với di sản văn hóa dân tộc. Vẻ đẹp phong phú, đa dạng mà mộc mạc của các loại đồ chơi dân gian tạo nên ở mỗi người những rung động, những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ và hình thành thái độ thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ.

Không giống như nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác, môi trường diễn xướng của múa rối thường gắn liền với một cấu trúc sân khấu đặc biệt với tên gọi thủy đình. “Thuỷ” là nước, “đình” là đình làng. Thủy đình được dựng lên giữa ao, hồ, mang kiến trúc và dáng dấp đặc trưng của những mái đình nông thôn. Nó còn được gọi với cái tên là nhà rối hay buồng trò, nơi mà người nghệ nhân rối nước sẽ đứng để điều khiển rối nước.

NSƯT Quốc Vũ - Phó Phòng Tổ chức biểu diễn và Nghệ thuật tại Nhà hát Múa rối Thăng Long chia sẻ: “Trong dân gian, khi các nghệ sĩ biểu diễn ở làng quê, sân khấu rất đơn giản, họ có thể lấy một cái ao, hồ bất kỳ có thể đứng ở dưới mặt nước để diễn được, họ đưa một chiếc mành nhìn xuyên qua được ra, cuối cùng che thêm một tấm liếp để trở thành một sân khấu. Và khán giả sẽ ngồi quây quần xung quanh để xem. Đó chính là sân khấu dân gian của rối nước”.

Sân khấu của rối nước cũng được trang bị rất nhiều dụng cụ với cờ, quạt, voi, võng lọng, cổng… mang tới không khí đậm chất dân gian và truyền thống của đời sống tại các làng quê Bắc Bộ. Để mặt hình ảnh của sân khấu luôn hoàn hảo nhất, tất cả các khâu tạo hình mỹ thuật đều phải có tính liên kết cao, thể hiện sự phối hợp ăn ý giữa người đạo diễn và họa sĩ.

Là một thể loại nghệ thuật biểu diễn truyền thống, âm nhạc chính là nhân tố thổi hồn cho từng bước chuyển động của từng con rối.  Âm nhạc trong múa rối đặc trưng bởi những giai điệu truyền thống của nhạc cụ dân gian: tiếng trống, tiếng mõ, sáo, tù và, của những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục từ đáy nước vang lên.

Những người nghệ sĩ hai bên cùng góp những lời ca, tiếng hò theo từng chuyển động của con rối, linh động đối đáp trong từng chuyển cảnh, tạo nên vẻ nhộn nhịp linh đình không kém bất kỳ một lễ hội nào của nhịp sống trên cạn.