Thạch Sanh Quê Ở Đâu

Thạch Sanh Quê Ở Đâu

QMI Education – Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đã có rất nhiều những câu chuyện cổ tích lớn lên cùng bao thế hệ trẻ em Việt Nam, cùng với đó là những bài học về cách làm người, về những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Hôm nay, hãy cùng Học Tiếng Việt Online nghe truyện cổ tích Thạch Sanh nhé!

QMI Education – Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đã có rất nhiều những câu chuyện cổ tích lớn lên cùng bao thế hệ trẻ em Việt Nam, cùng với đó là những bài học về cách làm người, về những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Hôm nay, hãy cùng Học Tiếng Việt Online nghe truyện cổ tích Thạch Sanh nhé!

Huyện Mê Linh vừa tổ chức hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến về gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học huyện Mê Linh lần thứ 3 - giai đoạn 2009-2012.

Báo cáo tại hội nghị cùng các tham luận đã nêu bật những kinh nghiệm tốt, những cách làm khuyến học hay của Mê Linh. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nội dung cơ bản của báo cáo này để các cơ sở cùng tham khảo.

Huyện Mê Linh có diện tích tự nhiên 14.000km2, gồm  16 xã và 2 thị trấn với số dân trên 20 vạn người  và 49.876 hộ.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Mê Linh tự hào là quê hương của Hai Bà Trưng, là huyện anh hùng. Nhân dân Mê Linh không những có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất mà còn có truyền thống hiếu học lâu đời. Trong các giai đoạn lịch sử trước đây, dưới các triều đại, ở Mê Linh luôn xuất hiện những gương tiêu biểu cho tinh thần vượt khó trong việc “Dùi mài kinh sử”, nhiều người đỗ đạt cao trong các khoa cử, trở thành nho sỹ, tiến sỹ và được các triều đại phong kiến trọng dụng.

Ngày nay việc học tập của nhân dân cũng như sự nghiệp giáo dục nói chung ngày càng được coi trọng và đề cao. Phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, con em Mê Linh tiếp tục phấn đấu , khắc phục khó khăn, kiên trì học tập, tu dưỡng nhằm vươn lên tiếp cận với trí thức, khoa học và công nghệ hiện đại. Nhiều người con của Mê Linh đã trở thành những nhà khoa học, có học hàm, học vị cao như viện sỹ, giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ; nhiều người trở thành các tướng lĩnh trong quân đội. Nhiều người con của Mê Linh hiện đang giữ các trọng trách trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước , các cơ sở nghiên cứu khoa học các trường đại học lớn của quốc gia.

Theo thống kê chưa đầy đủ , hiện nay trên địa bàn huyện Mê Linh có 89 tiến sỹ, 246 người có trình độ thạc sỹ, 6174 người có trình độ đại học (chiếm 3%dân số ) .Những con số trên đây tuy chưa nhiều nhưng thật có ý nghĩa và khẳng định một điều : Con em Mê Linh đã và đang phát huy tốt truyền thống hiếu học của cha ông và đang vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của trí tuệ, ngày càng xứng đáng với truyền thống của quê hương Hai Bà Trưng , của huyện anh hùng .

Đến nay, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Hội Khuyến học huyện Mê Linh đã có bước phát triển đột phá. Hội đã được tổ chức ở tất cả 18/18 xã, thị trấn trong huyện. Hội còn lan tỏa đến hầu hết các thôn, làng ,tổ dân phố, đến các cơ quan , doanh nghiệp , trường học, đơn  vị lực lượng vũ trang với tổng số hội viên trên 20 ngàn người chiếm 10,2% dân số trong huyện.

Trong 18 Hội khuyến học các xã, thị trấn có 236 chi hội cơ sở và 238/831 ban khuyến học dòng họ, 61/92 làng có chi Hội khuyến học

Đến nay, quĩ khuyến học toàn huyện có 4,391 tỷ đồng

Trong đó :    -   Quỹ của huyện hội : 330 triệu

- Quỹ của 18 hộ K/h xã, thị trấn : 464 triệu

-  Quỹ của 236 chi hội : 1,916 tỷ đồng

- Quỹ của 238 dòng họ : 1,681 tỷ

Một số xã, thị trấn có số quỹ nhiều như Tráng Việt 86 triệu, Chi  Đông 90 triệu, Quang Minh 42 triệu, Thạch Đà  50 triệu, Kim Hoa 42 triệu.

Thông qua quỹ khuyến học ,  Hội khuyến học  từ huyện tới các cơ sở đã tổ chức khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong giảng dạy học tập ở các ngành học, cấp học. Tính từ năm 2009 đến nay  :

- Huyện hội đã thưởng cho 70 thầy giáo,  cô giáo đạt danh hiệu giáo viện dạy giỏi cấp thành phố, những thầy cô giáo có nhiều đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi… Thưởng cho 556 học sinh học giỏi và có thành tích cao trong học tập với  số tiền 9,6 triệu đồng. Đồng thời Hội khuyến học  huyện thưởng cho 81 em đỗ vào các trường đại học với 16,2 triệu đồng. Đặc biệt Hội tổ chức  cho 30 giáo viên dạy giỏi; 97 học sinh   đạt giải thành phố năm 2010 – 2011 về thăm Lăng Bác, thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh và Báo công với các danh nho, tiến sỹ, các bậc hiền tài đất Việt với hình thức tôn nghiêm, trang trọng  tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, để lại ấn tượng tốt đẹp trong thầy và trò, được Hội khuyến học thành phố đánh giá cao.

- Hội khuyến học các xã, thị trấn , Ban khuyến học các dòng họ đã rất coi trọng và chú ý tổ chức các hình thức nhằm động viên, khích lệ giáo viên học sinh  thi đua dạy tốt, học tốt. Ba năm qua các xã, thị trấn , các tổ chức khuyến học cơ sở đã thưởng cho 1383 lượt giáo viên giỏi các cấp  với số tiền 399,7 triệu đồng; Thưởng cho 16.944 lượt học sinh  giỏi với số tiền 1,3 tỷ đồng; Thưởng cho học sinh nghèo vượt khó vươn lên học giỏi 914 lượt học sinh  với số tiền 86,3 triệu đồng; thưởng cho 2978 học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học, bảo vệ xong luận án thạc sỹ, tiến sỹ… với số tiền 532,2 triệu đồng. Các chi hội khuyến học cơ sở  cũng đã biểu dương  cho 80 dòng họ xuất sắc và 228 gia đình hiếu học tiêu biểu với số tiền 62 triệu đồng .

Đồng thời với các hoạt động như trên, với vai trò là lực lượng nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức xã hội , Hội khuyến học các xã, thị trấn đã chú ý đến việc xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng nhằm tạo điều kiện cho người lớn có cơ hội học tập thường xuyên . Đến nay toàn huyện đã hình thành 18 trung tâm học tập cộng  đồng và đã tổ chức được 88 lớp học với 6.500 học viên và 32 lớp học nghề  cho 1068 người . Nội dung học chủ yếu phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng , pháp luật của Nhà nước , phổ biến kinh nghiệm  và tiến bộ khoa học công nghệ để ứng dụng trong sản xuất kinh doanh. Hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng đã góp phần nâng cao  dân trí và xây dựng xã hội học tập ở cơ sở.

Phong trào khuyến học huyện Mê Linh trong những năm qua và đặc biệt trong 3 năm gần đây đã có bước phát triển đáng mừng và đang trở thành phong trào quần chúng , thấm nhuần và thể hiện sinh động tinh thần xã hội hóa giáo dục. Nhiều mô hình khơi dậy tinh thần hiếu học trong nhân dân như “Gia đình hiếu học” ; “ dòng họ hiếu học”, “ Cộng đồng khuyến học” đã hình thành và phát triển rộng rãi .

Tính từ 2009 đến nay, toàn huyện có 25.576 hộ đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học”, đạt 51,2% so với tổng số hộ dân trên địa bàn ; 238/831 dòng họ đạt danh hiệu “Dòng họ hiếu học” chiếm 28,6%. 14/18 xã, thị trấn và 60/92 làng, tổ dân phố đạt danh hiệu “Cộng  đồng khuyến học”. Tuy số lượng và tỷ lệ các danh hiệu nói trên đạt được chưa cao, nhưng đây thực sự là những điển hình tiên tiến và những mô hình này đã góp phần tích cực và có hiệu quả làm giảm tình trạng lưu ban,bỏ học, góp phần chống các biểu hiện tiêu cực, tạo môi trường giáo dục lành mạnh trong các nhà trường .

Chúng ta trân trọng và đánh giá cao những cố gắng của Hội khuyến học các xã, thị trấn trong việc xây dựng những mô hình khuyến học, tạo ra những điển hình  về gia đình hiếu học ,dòng họ hiếu học và cộng đồng khuyến học làm hạt nhân thúc đẩy sự nghiệp khuyến học trên địa bàn .

- 14 xã, thị trấn và 60 làng , tổ dân phố đạt tiêu chuẩn cộng đồng khuyến học là thể hiện sự đồng thuận của nhân dân , sự lãnh đạo , chỉ đạo của các cấp ủy , chính quyền  có tác động trực tiếp cho việc phát triển các tổ chức khuyến học trên địa bàn từng xã. Với những cố gắng và các biện pháp cụ thể, nhiều xã trong huyện đã chỉ đạo đạt 100% số làng có chi Hội khuyến học và hoạt động có hiệu quả như các xã Thanh Lâm, Thạch Đà, Tráng  Việt, Kim Hoa, Tiến Thắng… từ chi Hội khuyến học làng, tổ dân phố đã có tác động trực tiếp  thúc đẩy và hình thành các ban khuyến học dòng họ, hình thành các gia đình hiếu học.

Xã Thạch đà là một trong những cộng đồng khuyến học tiêu biểu. Toàn xã có 4 thôn thì cả 4 thôn đều có chi Hội khuyến học. Hội khuyến học xã được thành lập từ năm 2001 và là một trong những hội hoạt động mạnh. Tuy có thời gian tình hình chính trị trong xã không ổn định nhưng  Hội khuyến học xã vẫn tồn tại và duy trì hoạt động . Đồng chí chủ tịch Hội là đồng chí phó chủ tịch UBND xã với tác phong dám nghĩ, dám làm, tích cực chủ động, lăn lộn với phong trào để phát triển Hội. Cả xã đã có 18/20 dòng họ có Ban khuyến học. Quỹ khuyến học của xã duy trì thường xuyên trên dưới 100 triệu đồng và hàng năm Hội xã tổ chức thưởng cho hàng trăm giáo viên, học sinh có thành tích cao trong giảng dạy, học tập. Với kết quả hoạt động , Hội khuyến học xã Thạch đà đã được các cấp , các ngành và trung ương Hội khuyến học Việt Nam tặng bằng khen.

Trong số các cộng đồng khuyến học trên địa bàn huyện, xã Thanh Lâm cũng là một điển hình tiêu biểu. Là một xã có truyền thống cách mạng, là nơi hoạt động của các đồng chí lãnh tụ tiền bối. Nhân dân Thanh  Lâm có truyền thống hiếu học. Hội khuyến học của xã được thành lập sớm và hoạt động có nề nếp. 7/7 thôn trong xã đều có chi Hội khuyến học. Hàng năm Hội khuyến học từ xã đến các thôn đều có những hình thức hoạt động phong phú, tổ chức phát thưởng cho giáo viên, học sinh một cách trang trọng .

Thị trấn Chi Đông là  điển hình tốt về công tác khuyến học . Đặc biệt đây là 2 đơn vị dẫn đầu toàn huyện về mức thưởng cho học sinh hàng năm: 500.000đ cho học sinh đỗ đại học, 1,5 triệu đồng cho thạc sỹ và 3 triệu đồng cho tiến sỹ . Cùng với các hình thức khác,mức thưởng nói trên có tác dụng lớn trong việc khuyến khích con em thị trấn vươn lên trong học tập.

Các thôn Bạch Trữ, Kim Giao ( xã Tiến Thắng ) ;Yên Nhân, Do Hạ  (xã Tiền Phong); Thọ Lão ( xã Tiến Thịnh ); Lai thượng ( xã Kim Hoa ), tổ dân phố số 3 , số 7 ( thị trấn Chi Đông) … đều là những điển hình tốt về cộng đồng khuyến học. Từ hoạt động khuyến học ở các thôn, làng đã có tác động đến nhận thức của nhân dân  về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và hình thành, phát triển những nhân tố mới về gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học .

- Phong trào khuyến học dòng họ trên địa bàn huyện có bước phát triển mạnh trong những năm gần đây. Mô hình dòng họ khuyến học đang phát huy hiệu quả tốt vì quy mô vừa phải,việc thành lập bộ máy khuyến học nhanh và thuận lợi khi có sự đồng tình của cả dòng họ, việc huy động  quỹ khuyến học dòng họ rất có hiệu quả. Dòng họ Đỗ Đăng thôn Bạch Trữ chỉ trong buổi ra mắt Ban khuyến học dòng họ đã nhận được sự ủng hộ trong nội bộ được 22 triệu đồng. Họ Đỗ Đình ( thôn Bạch Trữ ) thống nhất mỗi hộ ủng hộ 100 nghìn cho quỹ khuyến học.  Nhiều dòng họ trong huyện được tổ chức tự phát từ năm 1994, còn lại hầu hết các dòng họ thành lập Ban khuyến học từ 2005 trở lại đây. Hoạt động khuyến học dòng họ đã có tác dụng tốt trong việc xây dựng và phát triển các gia đình hiếu học. Tại hội nghị này, chúng ta trân trọng và đánh giá cao kết quả hoạt động khuyến học của 238 dòng họ tiêu biểu. Với những hoạt động phong phú, đa dạng, khuyến học của 238 dòng họ đều đem đến một kết quả chung là : Trong mỗi dòng họ đều có nhiều gia đình hiếu học; không có con em mắc tệ nạn xã hội , góp phần làm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, lưu ban; khích lệ được con em vươn lên trong học tập, rèn luyện. Hội nghị chúng ta hoan nghênh và biểu dương dòng họ Đỗ ( thị trấn Quang Minh ), dòng họ Lỗ ( Tự Lập ) , họ Nguyễn Huy ( Tam Đồng) , họ Bùi Đình, họ Lương ( Tráng Việt ) , họ Nguyễn ( Chi Đông) ,họ Nguyễn , họ Trần ( Vạn Yên), họ Nguyễn Thanh ( Mê Linh ), họ Phạm ( Bồng Mạc), họ Hồ (Tiến Thịnh ), họ Nguyễn ( Chu Phan), Họ Đinh ( Văn Khê), họ Lê ( Tiến Thắng) họ Phùng Đình, Phùng Viết, Nguyễn Hữu ( Thạch Đà), họ Đào Duy (Tiền Phong)v.v… Đặc biệt chúng ta hoan nghênh và đánh giá cao nghĩa cử cao đẹp của dòng họ Bùi Đình ở thôn Đẹp xã Tráng Việt đã hỗ trợ tiền nuôi 2 cháu có hoàn cảnh  khó khăn đặc biệt trong suốt những năm học đại học. Chi hội Chùa Trung Hậu đã tổ chức dạy tiếng Anh miễn phí cho con em xã Tiền Phong và hỗ trợ 4 học sinh nghèo vượt khó vươn lên học giỏi hàng chục triệu đồng .

Trong các cộng đồng khuyến học và dòng họ hiếu học tiêu biểu thì hạt nhân chính là các gia đình hiếu học. 3 năm qua, toàn huyện đã có 25.576 hộ đạt danh hiệu gia đình hiếu học, trongđó có 228 gia đình đạt danh hiệu gia đình hiếu học xuất sắc. Mỗi gia đình  hiếu học có hoàn cảnh và điều kiện khác nhau nhưng điều đáng quý chung của tất cả các gia đình là ông, bà, cha mẹ đều chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con em học tập, chăm lo việc quản lý giáo dục con em chăm ngoan, có nhiều hình thức, biện pháp khuyến khích, động viên để con em phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao trong học tập.

Một biểu hiện rất đáng trân trọng là phần lớn các gia đình hiếu học đều là những hộ nghèo, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng họ đều dồn tình thương yêu cho con, chắt chiu, tần tảo, tiết kiệm để dồn tiền nuôi con ăn học. Gia đình ông Lê Văn Quất – tổ dân phố số 6 thị trấn Quang Minh thuộc diện hộ nghèo, thu nhập chính chỉ nhờ vào mấy sào ruộng nhưng đã quyết tâm cho các con đi học và 3/3 con của gia đình đều đỗ đại học hệ chính quy.

Gia đình ông Nguyễn Ngọc Quang ở thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập. Ông bà là thương binh hạng 3/4 nhà làm ruộng, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng ông đã tập trung đầu tư, động viên con em học tập, 5 con của ông bà đều chăm ngoan và đều thi đỗ đại học .

Vất vả, khó khăn như gia đình bà Nguyễn Thị Tam ở thôn Kim Giao, xã Tiến Thắng, chồng mất sớm, bà tần tảo nuôi 5 con ăn học. Thương mẹ, các con của bà đều chăm ngoan và cả 5 cháu đều thi đỗ đại học .

Ông Nguyễn Ngọc Quy ở xã Tự Lập, ông Lê Xuân Tiến  ở thôn Tráng Việt xã Tráng Việt cũng là thương binh hạng 2/4 , ông bà có 6 con và hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng do quyết tâm đầu tư, tập trung nuôi dạy con ăn học, đếnnay 4 con của ông đã đỗ đại học và 2 con đang học phổ thông.

ở thôn Văn Lôi, xã Tam Đồng gia đình anh Nguyễn Văn Thật cũng rất đáng biểu dương, anh chị có 5 con thì 3 cháu đỗ đại học, cháu gái đầu học đại học Luật, được kết nạp Đảng trong trường đại học và thi tốt nghiệp đỗ thủ khoa Khoa hình sự. Cháu gái thứ 2 đang học năm thứ 3 trường đại học Luật; cháu gái thứ 3 đang học năm thứ 2 trường đại học Kiến trúc. Anh chị phải làm 3 mẫu ruộng, nuôi bò, nuôi lợn nái, nhặt phế liệu để giành dụm tiền nuôi con ăn học .

Do nhận thức đầy đủ về việc học tập của con em và mong muốn con em thành người , mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn nhưng nhiều gia đình đã kiên trì, vượt khó, đầu tư nên kết quả 100% số con của gia đình đều đỗ đại học. Gia đình bà Hà thị Tấc ( Vạn Yên) có 3/3 con là thạc sỹ; gia đình ông Nguyễn Văn Tiếp ( Thanh Vân, Thanh Lâm ) có 3/3 con đỗ đại học trong đó có 1 thạc sỹ ; Gia đình  ông Phùng Viết Thi, ông Phùng Đình Thanh ( xóm 8- Thạch Đà) và gia đình ông Nguyễn Văn Huyên ( Do Hạ, Tiền Phong) đều có 3/3 con đỗ đại học v.v

Có thể nói danh sách 228 hộ gia đình hiếu học tiêu biểu thực sự là bức tranh đẹp, nhiều màu sắc mà ở hội nghị này chúng ta không thể kể hết những khó khăn và sự cố gắng của  mỗi gia đình  trong việc nuôi con ăn học. Với sự nỗ lực của mỗi gia đình cùng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự chăm lo của xã hội , các con cháu của các gia đình hiếu học thực sự là những người thành đạt, là những công dân tốt đã và sẽ trở thành những người có ích cho xã hội .

Những kết quả của công tác khuyến học của huyện Mê Linh  trong những năm qua là rất đáng khích lệ. Kết quả  của công tác khuyến học đã góp phần cùng với ngành Giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Trở lại với Hà Nội , những năm qua Giáo dục Mê Linh đã nhanh chóng  hòa nhập với giáo dục Thủ đô; chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều chuyển   biến - đặc  biệt là chất lượng mũi nhọn. Hàng năm giáo dục Mê Linh luôn đứng  ở tốp đầu  về chất lượng học sinh giỏi trong 29 quận , huyện của thành phố .

Bên cạnh những kết quả đã đạt được , công tác khuyến học Mê Linh còn một số tồn tại :

- Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cũng như việc xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học ở một số xã còn lẻ tẻ, còn mang tính tự  phát, chưa thực sự trở thành phong trào sâu, rộng thu hút đông đảo nhân dân tham gia .

- Nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở một số cơ sở chưa đầy đủ. Hoạt động khuyến học còn có sự chênh lệch, chưa đồng đều giữa các xã .

- Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên , chưa sâu rộng . Việc chỉ đạo nhân rộng điển hình tiên tiến về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở một số xã chưa được quan tâm đúng mức, tác dụng lan tỏa của các điển hình chưa mạnh.

Từ kết quả của công tác khuyến học những năm qua, chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm :

- Một là : Phải có sự quan tâm lãnh đạo , chỉ đạo của cấp ủy Đảng , chính quyền , đặc biệt là vai trò của người đứng đầu có tính chất quyết định  đến chất lượng và hiệu của của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập .

- Hai là : Xây dựng Hội khuyến học từ huyện đến cơ sở để đảm nhận vai trò nòng cốt, cần có đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ chuyên trách nhiệt tình, tâm huyết, có uy tín, có hiểu biết về giáo dục, biết phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội , biết chủ động tham mưu đề xuất nội dung, biện pháp với cấp ủy, chính quyền … thì phong trào mới phát triển mạnh và toàn diện.

- Ba là : Công tác tuyên truyền ,nâng cao nhận thức về KH,KT, xây dựng xã hội học tập cần thường xuyên  bền bỉ. Coi trọng công tác thi đua, có hình thức khen thưởng kịp thời. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo ; chú trọng nhân rộng điển hình tiên tiến để công tác khuyến học có hiệu quả bền vững .

Phát huy những kết quả đã đạt được , khắc phục những tồn tại nhược điểm, trong những năm tới khuyến học Mê Linh tiếp tục thực hiện chỉ thị 11 của Bộ Chính trị và chương trình 26 của Thành ủy: Tập trung mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; củng cố xây dựng Hội khuyến học từ huyện đến cơ sở làm nòng cốt trong việc kiên kết, phối hợp với các tổ chức , các lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Phấn đấu đến năm 2017 đạt 90% gia đình hiếu học,; 80 %DHHH; 70% thôn, cụm dân cư, tổ dân phố có phong trào CĐKH; 70% số hộ gia đình có hội viên tham gia Hội khuyến học

Thực hiện phương hướng trên đây, Hội khuyến học Mê Linh tiếp tục sát cánh cùng với  ngành Giáo dục đào tạo, phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các cấp, các ngành, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền , quyết tâm thực hiện nhiệm vụ ,góp phần tích cực để chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng xã hội học tập ngày càng đi vào cuộc sống .