(HQ Online) - Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tiền gửi tại hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 9/2024 đạt hơn 14 triệu tỷ đồng, tăng 4,9% so đầu năm, nhưng tốc độ vẫn chậm hơn so với tín dụng nên có thể tạo áp lực nên mặt bằng lãi suất.
(HQ Online) - Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tiền gửi tại hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 9/2024 đạt hơn 14 triệu tỷ đồng, tăng 4,9% so đầu năm, nhưng tốc độ vẫn chậm hơn so với tín dụng nên có thể tạo áp lực nên mặt bằng lãi suất.
Author: vembassy/Friday, December 15, 2017/Categories: Business/Economics, kinh doanh - kinh tế
Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Australia chiếm 35,6% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Australia.
http://cafef.vn/xuat-khau-tom-sang-thi-truong-australia-nhieu-trien-vong-20171205095618799.chn
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với sản phẩm tôm hùm của Việt Nam. Thị trường này đã nhập gần 29 triệu USD, cao gấp 27 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tôm hùm vào thị trường Trung Quốc tăng mạnh
Từ tháng 10.2023, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu tôm hùm bông của Việt Nam, vì quy định liên quan đến luật Bảo vệ động vật hoang dã của nước này. Để xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc, các doanh nghiệp phải chứng minh tôm giống không được đánh bắt trực tiếp từ biển, minh chứng quá trình nuôi rõ ràng, không sử dụng giống khai thác từ tự nhiên. Nghĩa là con giống phải thế hệ F2; đơn vị nhập khẩu phải có giấy phép...
Đầu năm nay, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam đã dẫn đầu đoàn công tác của Bộ sang làm việc với chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) về hợp tác giao thương phát triển nông nghiệp. Trong các nội dung làm việc liên quan, hai bên cũng thống nhất phối hợp xử lý vướng mắc trong xuất nhập khẩu cá tầm, tôm hùm bông theo cơ chế đặc biệt và sẽ đưa vào Nghị định thư giữa hai nước.
Trong khi chờ đợi cơ chế đặc biệt này, nhiều người nuôi tôm hùm bông đã chuyển sang nuôi tôm hùm xanh. Nhu cầu tôm hùm xanh từ Trung Quốc vẫn khá cao, người nuôi vẫn xuất tôm xanh sống cho thị trường này, trong khi chỉ có phần nhỏ tôm hùm bông được xuất khẩu sang đây dưới dạng sản phẩm đông lạnh.
Ngoài Trung Quốc, Việt Nam còn xuất khẩu tôm hùm sang một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Singapore.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hai tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia ghi nhận tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Tôm, cá tra và một số loài cá biển là nhóm ngành hàng chủ lực Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Trong đó, tôm chiếm trên 60% kim ngạch với 34 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2024, tương ứng tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng gần 70%, đạt hơn 6 triệu USD; xuất khẩu các mặt hàng cá biển khác (trừ cá ngừ) tăng mạnh 72%.
Theo bà Lê Hằng - Giám đốc truyền thông VASEP, nhờ lợi thế từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Australia là thị trường có dư địa tốt cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Mối quan hệ hợp tác tốt và sự quan tâm tích cực của chính phủ 2 nước cho hoạt động thương mại, trong đó có giao thương thủy sản.
Hiện nay, Australia là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5, chiếm 3,4% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Australia tăng trưởng liên tục. Nếu như năm 2018, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia chỉ đạt 197 triệu USD thì đến năm 2022 đã tăng lên 365 triệu USD. Mặc dù năm 2023, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này giảm xuống 312 triệu USD song sự sụt giảm này là do tình hình chung của cả thế giới.
Cũng theo bà Hằng, Australia là thị trường tiềm năng do hơn 65% tiêu thụ thủy sản trong nước là từ nguồn nhập khẩu. Thị trường này nhập khẩu thủy sản từ hơn 95 nước trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung cấp thủy sản hàng đầu tại Australia, chiếm trên 22% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của thị trường này.
Theo số liệu thống kê của VASEP, tháng 2/2024 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 564 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt 1,31 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Theo VASEP, sau khi sụt giảm liên tục từ quý 4/2022, xuất khẩu từ quý 4/2023 có chiều hướng tích cực hơn và đột phá mạnh mẽ vào tháng 1/2024 khi nhu cầu mua hàng phục vụ Tết Nguyên đán ở nhiều thị trường gia tăng, nhất là Trung Quốc và các nước châu Á.
Tính tới hết tháng 2, xuất khẩu tôm và cá ngừ đều tăng 37% so với cùng kỳ, đạt lần lượt 459 triệu USD và 148 triệu USD. Trong khi xuất khẩu cá tra tăng 15%, đạt 274 triệu USD và cá các loại khác tăng 8%, đạt 275 triệu USD. Mực, bạch tuộc giảm 1%, đạt 88 triệu USD. Đáng chú ý, mặt hàng nhuyễn thể khác ghi nhận tăng tới 147%, lên mức 1,5 triệu USD.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR13) đối với biện pháp chống bán phá giá với tôm Việt.
Theo đó, 31 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế chống bán phá giá là 0%. Trong danh sách có rất nhiều doanh nghiệp lớn như Minh Phú, Sao Ta, CP Việt Nam, Camimex...
Trên sàn chứng khoán, ngay lập tức nhà đầu tư đã phản ứng tích cực với thông tin này. Chốt phiên 22/8, MPC tăng tới 7,9% lên mức 29.900 đồng/cổ phiếu dù trước đó đã giảm mạnh do kết quả kinh doanh lao dốc. Công ty Sao Ta, cổ phiếu FMX tăng trần 32.200 đồng/cổ phiếu. Công ty cổ phần Camimex, cổ phiếu CMX cũng tăng tới 4,1% lên mức 30.450 đồng/cổ phiếu.
Các chuyên gia cho rằng mức thuế 0% này không chỉ có tác động ngắn hạn mà còn mở ra khả năng bứt phá xuất khẩu cho 31 doanh nghiệp trên xuất đi Mỹ, kỳ vọng các đơn hàng sẽ nhiều hơn trong thời gian tới. Mỹ là một thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam và cũng là thị trường khó tính với những quy tắc khắt khe. Do đó, tôm Việt được ưa chuộng ở thị trường Mỹ sẽ là "bảo chứng" để dễ dàng tiến công vào các thị trường khác.
Danh sách 31 công ty xuất khẩu tôm vào Mỹ hưởng thuế 0%
Theo thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), 7 tháng năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,8 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ. Tuy vậy, tốc độ giảm đã chậm lại nhờ xuất khẩu tăng trưởng dương trong tháng 7. Xuất khẩu tôm Việt Nam kỳ vọng đạt những kết quả tích cực hơn trong những tháng cuối năm.
Tháng 7/2019, lần đầu tiên kể từ đầu năm đến nay, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt tăng trưởng dương. Riêng tháng 7/2019, Xxuất khẩu tôm đạt trên 334 triệu USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ.
Giá tôm nguyên liệu và giá tôm XK không còn giảm mạnh như những tháng đầu năm và đã có chiều hướng tăng, nhu cầu thị trường đã sôi động hơn là một trong những yếu tố giúp XK tôm Việt Nam tăng trưởng tích cực trong tháng 7/2019.
Top 8 thị trường nhập khẩu chính gồm EU, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, Đài Loan đều tăng trưởng dương. Đáng chú ý, xuất khẩu tôm sang EU và Hàn Quốc cũng ghi nhận tháng đầu tiên tăng trưởng dương sau khi tăng trưởng âm liên tục kể từ đầu năm nay. Xuất khẩu sang Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng tốt, đạt mức hai con số.
Cụ thể, Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 7 năm nay tăng 37,2% đạt 77 triệu USD. 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 327,4 triệu USD, tăng 5%.
Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam đang ấm dần lên do tồn kho giảm trong khi Mỹ cũng đang giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đang kỳ vọng đạt mức thuế thấp nhất trong kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 công bố tới đây.