Giấy phép số 81/GP-TTĐT, Bộ TT&TTTrưởng ban Biên tập: TS. Đỗ Phương ThảoPhó Trưởng Ban Biên tập: ThS. Phạm Hoàng Tinh, ThS. Đào Thanh Quyên, ThS. Văn Tiến BằngThư ký Ban Biên tập: ThS. Đào Đình Hùng, Nhà báo Nguyễn Lan Phương
Giấy phép số 81/GP-TTĐT, Bộ TT&TTTrưởng ban Biên tập: TS. Đỗ Phương ThảoPhó Trưởng Ban Biên tập: ThS. Phạm Hoàng Tinh, ThS. Đào Thanh Quyên, ThS. Văn Tiến BằngThư ký Ban Biên tập: ThS. Đào Đình Hùng, Nhà báo Nguyễn Lan Phương
Minh Hoàng • 06/12/2024 - 15:36
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2024 của Tổng cục Thống kê cho thấy một số tín hiệu tích cực như: tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng ước đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD; khách quốc tế đến Việt Nam đạt 15,8 triệu lượt người, tăng 41%...
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
– GDP quý II năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021[1].
– GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78% (đóng góp 5,07%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,70%, (đóng góp 48,33%), trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%; khu vực dịch vụ tăng 6,60%, (đóng góp 46,60%).
– Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,30%; khu vực dịch vụ chiếm 40,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%.
Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,06% so với cùng kỳ năm 2021; tích lũy tài sản tăng 3,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,10%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,41%.
2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
– Lúa đông xuân: Diện tích gieo cấy cả nước năm nay đạt 2.992 nghìn ha, bằng 99,5% vụ đông xuân năm trước; năng suất ước đạt 66,7 tạ/ha, giảm 1,9 tạ/ha[2]; sản lượng ước đạt 19,97 triệu tấn, giảm 661,3 nghìn tấn.
– Lúa hè thu: Cả nước đã xuống giống được 1.829,5 nghìn ha, bằng 99,5% cùng kỳ năm trước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có 174,4 nghìn ha diện tích lúa hè thu sớm cho thu hoạch, chiếm 12,1% diện tích xuống giống.
– Cây hàng năm: Tính đến trung tuần tháng 6/2022 diện tích gieo trồng rau, đậu là 740,7 nghìn ha, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, diện tích ngô, lạc, đậu tương và khoai lang tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do hiệu quả kinh tế không cao.
– Cây lâu năm: Tổng diện tích cây lâu năm hiện có ước tính đạt 3.690,4 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Nhóm cây công nghiệp đạt 2.206,9 nghìn ha, tăng 0,8%; nhóm cây ăn quả đạt 1.177,5 nghìn ha, tăng 2,2%. Sản lượng của một số cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả tăng. Riêng sản lượng điều đạt 321,9 nghìn tấn, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của mưa trái mùa trong thời gian ra hoa làm bông điều bị hỏng không kết trái; thanh long đạt 606,8 nghìn tấn, giảm 7,4% do giá bán thanh long giảm nên nông dân giảm diện tích trồng.
– Chăn nuôi phát triển ổn định, chăn nuôi lợn và gia cầm đang hồi phục do dịch bệnh kiểm soát tốt, tổng số lợn đến thời điểm cuối tháng 6/2022 ước tính tăng 3,8% so với cùng thời điểm năm 2021; gia cầm tăng 1,2%; tổng số bò tăng 2,2%; tổng số trâu giảm 1,4%.
Diện tích rừng trồng tập trung 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 119,4 nghìn ha, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt gần 47 triệu cây, tăng 6%; sản lượng củi khai thác đạt 9,5 triệu ste, tăng 0,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 8.488,2 nghìn m3, tăng 5,9%. Hoạt động khai thác gỗ 6 tháng đầu năm 2022 tăng chủ yếu do nhu cầu sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ tăng cao, bên cạnh đó giá xăng dầu leo cao, chi phí vận chuyển lớn nên các doanh nghiệp chế biến gỗ đã chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước từ đó thúc đẩy hoạt động khai thác gỗ phát triển. Về thiệt hại rừng, trong 6 tháng đầu năm 2022 cả nước có 588 ha diện tích rừng bị thiệt hại, giảm 24,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy 27,7 ha, giảm 88,1%; diện tích rừng bị phá 560,3 ha, tăng 2%.
Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng tốt do nhu cầu tiêu dùng và giá xuất khẩu tăng; tuy nhiên sản lượng thủy sản khai thác biển giảm do giá xăng dầu tăng cao, nhiều tàu cá nằm bờ. Sản lượng thủy sản quý II/2022 ước đạt 2.333,3 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 1.659,3 nghìn tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 339,5 nghìn tấn, tăng 11,5%; thủy sản khác đạt 334,5 nghìn tấn, tăng 1,3%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 4.196,8 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 3.044,4 nghìn tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 520 nghìn tấn, tăng 9,4%; thủy sản khác đạt 632,4 nghìn tấn, tăng 1,2%.
– Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,97%; quý II tăng 9,87%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66% (quý I tăng 7,72%; quý II tăng 11,45%), đóng góp 2,58 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
– Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số ngành trọng điểm tăng cao: Sản xuất trang phục tăng 23,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,4%; khai thác quặng kim loại, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học cùng tăng 11,2%. Có 61 địa phương có chỉ số IIP tăng, riêng tỉnh Hà Tĩnh và Trà Vinh giảm do ngành sản xuất điện giảm[3].
– Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2022 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng 9,2%).
– Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2022 tăng 6,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 14,1% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 29,5%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2022 là 78% (bình quân 6 tháng đầu năm 2021 là 92%).
– Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2022 tăng 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,8% so với cùng thời điểm năm trước.
a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp
– Trong tháng Sáu, cả nước có gần 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 0,7% so với tháng trước; tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Cả nước còn có gần 2,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 56,7% so với tháng trước và giảm 53,7% so với cùng kỳ năm trước; có 5.129 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 3,3% và tăng 32,6%; có 5.148 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 23,0% và giảm 1,7%; có 1.687 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 26,0% và giảm 12,1%.
– Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 76,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước; gần 40,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 55,6%; 50,9 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 43,0%; gần 24,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%; 8,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 13,6%. Bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động và có 13,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
– Kết quả điều tra trong quý II/2022 cho thấy: Có 78,4% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn so với quý I/2022; có 21,6% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.
– Dự kiến quý III/2022, có 85,0% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ ổn định và tốt lên so với quý II/2022; có 15,0% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.
a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu năm 2022 ước đạt 471,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước; quý II/2022 ước đạt 1.395,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với quý trước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng ước đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,9% (cùng kỳ năm 2021 tăng 1,9%).
b) Vận tải hành khách và hàng hóa
Vận tải hành khách tháng Sáu khôi phục mạnh mẽ với số lượt hành khách vận chuyển tăng 80,1% và luân chuyển tăng 125,8% do nhu cầu đi lại, du lịch của người dân tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa tiếp tục phát triển tích cực với tốc độ tăng 29% về vận chuyển và tăng 36,3% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 15,2% và vận chuyển hàng hóa tăng 8,6%, luân chuyển hàng hóa tăng 16%.
Doanh thu hoạt động viễn thông quý II/2022 ước đạt 84,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,1%). Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu hoạt động viễn thông ước đạt 168,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,9%).
Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Sáu đạt 236,7 nghìn lượt người, tăng 36,8% so với tháng trước và gấp 32,9 lần so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 602 nghìn lượt người, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 92,9% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
1. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán
– Tính đến thời điểm 20/6/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,3% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,48%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,97% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,13%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,51% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 5,47%).
– Thị trường bảo hiểm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm 6 tháng đầu năm ước tính tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
– Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 27/6/2022, chỉ số VNIndex đạt 1.202,82 điểm, giảm 7% so với cuối tháng trước và giảm 19,7% so với cuối năm 2021. Tính đến ngày 15/6/2022, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.339 nghìn tỷ đồng, giảm 18,4% so với cuối năm 2021; giá trị giao dịch bình quân đạt 19.563 tỷ đồng/phiên, tăng 10% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 26.649 tỷ đồng/phiên, tăng 0,2% so với bình quân năm trước.
– Trên thị trường trái phiếu, tính đến ngày 15/6/2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 7.718 tỷ đồng/phiên, giảm 0,9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 10.986 tỷ đồng/phiên, giảm 3,7% so với bình quân năm 2021.
– Trên thị trường chứng khoán phái sinh, tính đến ngày 15/6/2022, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 290.591 hợp đồng/phiên, giảm 9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022 đạt 197.150 hợp đồng/phiên, tăng 4% so với bình quân năm trước.
– Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 192,2 nghìn tỷ đồng, bằng 35,3% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 34,8% và tăng 11,9%).
– Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 14,03 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
– Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2022 có 57 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 300,9 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước[4]; có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 44,9 triệu USD, giảm 88,9%[5].
– Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 đạt 932,9 nghìn tỷ đồng, bằng 66,1% dự toán năm.
– Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán năm.
4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,65 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 96,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,7% so với quý I/2022; 6 tháng ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
+ Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm nhiều nhất với 88,7%.
+ Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,37 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 97,6 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11,3% so với quý I/2022; 6 tháng ước đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
+ Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm nhiều nhất với 94%.
– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 55,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 61,3 tỷ USD.
– Cán cân thương mại hàng hóa: Sơ bộ tháng Năm nhập siêu 1,7 tỷ USD[6]; 5 tháng đầu năm xuất siêu 434 triệu USD; tháng Sáu ước tính xuất siêu 276 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 710 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD).
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm 2021; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 12,3 tỷ USD, tăng 22,3%. Nhập siêu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 là 8 tỷ USD (trong đó phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu là 4,6 tỷ USD).
a) Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.
– Chỉ số giá vàng tháng 6/2022 giảm 1,14% so với tháng trước; tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,63%.
– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2022 tăng 0,72% so với tháng trước và tăng 1,23% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 giảm 0,2%.
– Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý II/2022 tăng 1,84% so với quý trước và tăng 2,18% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước.
– Chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp quý II/2022 tăng 2,1% so với quý trước và tăng 5,11% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 4,75%.
– Chỉ số giá sản xuất dịch vụ quý II/2022 tăng 1,25% so với quý trước và tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 2,83%.
– Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quý II/2022 tăng 2,23% so với quý trước và tăng 6,38% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 6,04%.
c) Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa
– Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa quý II/2022 tăng 3,31% so với quý trước và tăng 8,56% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 8,03% so với cùng kỳ năm trước.
– Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá quý II/2022 tăng 2,62% so với quý trước và tăng 11,43% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng tăng 11,21%.
– Tỷ giá thương mại hàng hóa[7] quý II/2022 tăng 0,67% so với quý trước và giảm 2,57% so với cùng kỳ năm trước; 6 tháng giảm 2,85%.
– Lao động 15 tuổi trở lên của cả nước có việc làm trong quý II/2022 ước tính là 50,5 triệu người; 6 tháng là 50,3 triệu người.
– Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước quý II/2022 ước tính là 2,32%; 6 tháng là 2,39%.
– Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) của cả nước quý II/2022 ước tính là 7,63%; 6 tháng là 7,78%.
– Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của cả nước quý II/2022 ước tính là 1,96%; 6 tháng là 2,48%.
– Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương quý II/2022 là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 178 nghìn đồng so với quý trước và tăng 707 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tính là 7,4 triệu đồng/tháng, tăng 417 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
2. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội
Công tác an sinh xã hội được triển khai tích cực, đời sống người dân được đảm bảo, các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 theo các Nghị quyết của Chính phủ được thực hiện hiệu quả. Tính đến ngày 15/6/2022, gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 đã triển khai được hơn 43,5 nghìn tỷ đồng, cho 36,7 triệu lượt người lao động và gần 381,7 nghìn đơn vị/hộ kinh doanh sử dụng lao động; gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 với tổng mức hỗ trợ gần 38,4 nghìn tỷ đồng cho gần 13 triệu lượt lao động và gần 346,7 nghìn đơn vị/hộ kinh doanh sử dụng lao động; gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 với mức hỗ trợ đạt 14,1 tỷ đồng cho 25.660 lao động của 487 đơn vị sử dụng lao động.
– Tính đến ngày 25/6/2022, cả nước có 23.148 trường đã kết thúc năm học, đạt 88% so với số báo cáo đầu năm; có gần 15,4 triệu học sinh, đạt 85,8% và 712,1 nghìn giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, đạt 87,6%.
– Trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 53.626 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (29 trường hợp tử vong); 21.859 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (01 trường hợp tử vong); 110 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (03 trường hợp tử vong); 08 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu và 75 trường hợp sốt phát ban nghi sởi.
– Tính đến ngày 24/6/2022, tổng số liều vắc-xin phòng Covid-19 đã được tiêm là 228.484 nghìn liều, trong đó tiêm mũi 1 là 85.986,1 nghìn liều; tiêm mũi 2 là 78.872,4 nghìn liều; tiêm mũi 3 là 1.509,1 nghìn liều; mũi bổ sung là 14.971,9 nghìn liều; mũi nhắc lại lần 1 là 44.299,8 nghìn liều; mũi nhắc lại lần 2 là 2.844,7 nghìn liều.
– Về thể thao thành tích cao, Việt Nam tổ chức thành công Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), Đoàn thể thao Việt Nam đã đạt được kết quả ấn tượng, xếp thứ nhất toàn đoàn với 446 huy chương, trong đó có 205 huy chương vàng, 125 huy chương bạc và 116 huy chương đồng, phá 21 kỷ lục của Đại hội ở các nội dung bơi, điền kinh, lặn, xe đạp, cử tạ.
– Trong tháng (từ 15/5 đến 14/6), trên địa bàn cả nước đã xảy ra 951 vụ tai nạn giao thông. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Sáu tăng 2,8%; số người chết tăng 8,2%. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Sáu tăng 15,3%; số người chết tăng 20,4%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 5.684 vụ tai nạn giao thông, làm 3.286 người chết. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2022 giảm 10,4%; số người chết tăng 2,7%. Bình quân 1 ngày trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, gồm 22 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 9 vụ va chạm giao thông, làm 19 người chết, 11 người bị thương và 9 người bị thương nhẹ.
– Trong 6 tháng đầu năm 2022, thiên tai làm 75 người chết và mất tích; 52 người bị thương; 160,3 nghìn ha lúa và 31,9 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; hơn 176,2 nghìn con gia súc và gia cầm bị chết; gần 8 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong 6 tháng đầu năm 2022 ước tính hơn 5.422,8 tỷ đồng, gấp 10,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
– Có 11.485 vụ vi phạm môi trường trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, xử lý 9.704 vụ với tổng số tiền phạt là 130,5 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
– Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 855 vụ cháy, nổ, làm 48 người chết và 50 người bị thương, thiệt hại ước tính 424,7 tỷ đồng, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm trước./.
[1] Tốc độ tăng GDP quý II so với cùng kỳ năm trước các năm 2011-2022 lần lượt là: 6,29%; 5,57%; 5,39%; 6,18%; 7,1%; 6,79%; 6,71%; 7,18%; 7,1%; 0,52%; 6,73%; 7,72%.
[2] Năng suất lúa đông xuân năm nay giảm nhiều do giá phân bón, thuốc bảo vệ tăng cao nên người dân hạn chế đầu tư; bên cạnh đó thời tiết diễn biến thất thường, mưa to và ngập úng ở khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung từ cuối tháng 3 trở lại đây, xâm nhập mặn vào cuối vụ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm giảm năng suất lúa.
[3] Hà Tĩnh: đang sửa chữa các tổ máy của nhà máy điện Vũng Áng. Trà Vĩnh: Nhà máy điện Duyên Hải giảm sản lượng theo kế hoạch sản xuất của EVN và bảo dưỡng tổ máy.
[4] Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ do có 5 dự án lớn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án Công ty cổ phần giải pháp năng lượng Vines sang Mỹ, Ca-na-da, Pháp, Đức, Hà Lan với tổng vốn đầu tư mỗi dự án từ 34,7 triệu USD trở lên.
[5] Vốn đầu tư điều chỉnh giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 do trong 6 tháng đầu năm 2021 có nhiều dự án lớn điều chỉnh tăng vốn: Dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Cam-pu-chia tăng 76 triệu USD và 01 dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD.
[6] Ước tính tháng Năm nhập siêu 1,73 tỷ USD.
[7] Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa so với chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa.
Năm 2022, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa nước ngày càng gay gắt; xung đột quân sự Nga - U-crai-na xảy ra và kéo dài; lạm phát tăng mạnh ở nhiều quốc gia, xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khoá dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu; rủi ro tài chính, tiền tệ gia tăng; nguy cơ mất ổn định an ninh năng lượng, an ninh lương thực ngày càng hiện hữu... Trong nước, áp lực lạm phát tăng cao; giá xăng, dầu, nguyên, vật liệu, các yếu tố đầu vào biến động mạnh, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực; tiêu thụ nông sản gặp khó khăn khi thị trường Trung Quốc đóng cửa để phòng chống dịch, hàng hóa bị ùn ứ ở cửa khẩu, giá các sản phẩm như: mít, thanh long ... giảm mạnh gây nhiều khó khăn, thiệt hại cho sản xuất và đời sống người dân.
Với sự tập trung lãnh đạo của Tỉnh ủy, chỉ đạo điều hành toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm của Ủy ban nhân dân tỉnh, giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, cùng với sự nổ lực và đồng thuận của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân nên kinh tế của tỉnh từng bước phục hồi, tăng trưởng quí sau cao hơn quí trước. Các hoạt động văn hóa, xã hội, vui chơi giải trí dần được khởi sắc trở lại; công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thực hiện tốt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, thúc đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vacxin mũi 3 - 4, đã khống chế được dịch trên địa bàn tỉnh. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 đều đạt và vượt kế hoạch năm. Kết quả cụ thể như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2022 ước đạt 62.881 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 7,02% so cùng kỳ (6 tháng đầu năm tăng 4,33%, 6 tháng cuối năm tăng 9,67% so cùng kỳ), đạt kế hoạch năm (kế hoạch tăng từ 6%-7%), khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,51%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,76% và khu vực dịch vụ tăng 7,79% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm). Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 8,75 % và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,07% so cùng kỳ.
Trong 7,02% tăng trưởng, thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,31%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,98%, khu vực dịch vụ đóng góp 2,55% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đóng góp 0,18%.
GRDP nếu tính theo giá thực tế năm 2022 đạt 112.819 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 63,2 triệu đồng/người/năm, tăng 7 triệu đồng/người/năm so năm 2021. Tính theo giá USD, GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 2.695 USD/người/năm, tăng 10,4%, tương đương tăng 254 USD so năm 2021 (năm 2021 đạt 2.441 USD/người/năm).
Cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản; Năm 2022 khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 37,4%, giảm 1,4% so năm 2021 (năm 2021 chiếm 38,8%); Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 27,8%, tăng 2% so năm 2021 (năm 2021 chiếm 25,8%); Khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 34,8%, giảm 0,6% so năm 2021 (năm 2021 chiếm 35,4%); (Kế hoạch năm 2022 KV1: 37,5%, KV2: 27,8%, KV3: 34,7%).
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau thời gian ảnh hưởng dịch Covid-19, để khôi phục và phát triển kinh tế. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ, thực hiện các chính sách miễn, giảm một số khoản thu, trong đó giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022 đến ngày 31/12/2022 đối với một số mặt hàng. Ngoài ra, Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 của Chính phủ quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% từ ngày 01/12/2021 đến ngày 31/5/2022). Đối với tỉnh Tiền Giang được sự chỉ đạo xuyên suốt của Tỉnh ủy trong việc tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 10/02/2022 về việc tăng cường công tác thu ngân sách nhà nước năm 2022, thu ngân sách địa phương đạt được kết quả đáng khích lệ.
Thu ngân sách nhà nước: năm 2022 ước thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được 10.665 tỷ đồng, tăng 23,6% so cùng kỳ; trong đó: thu nội địa 10.280 tỷ đồng, đạt 120,8% dự toán, tăng 25,4% so cùng kỳ.
Một số khoản thu đạt và vượt so với dự toán năm, cụ thể:
- Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3.231,140 tỷ đồng, đạt 117,50% so với dự toán, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân đạt cao do hoạt động sản xuất kinh doanh; các loại hình dịch vụ mở cửa hoạt động trở lại bình thường.
- Thu từ khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh là 1.330 tỷ đồng, đạt 138,54% so với dự toán năm, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước. Dù thực hiện các chính sách miễn, giảm một số khoản thu làm ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước đối với khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh; đồng thời, việc áp dụng hình thức hóa đơn điện tử, một số doanh nghiệp lớn như Thế giới di động, Điện máy xanh...thực hiện hạch toán về Công ty mẹ nên các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng... cũng làm giảm khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên, nguồn thu khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh vẫn đạt cao do hoạt động sản xuất, kinh doanh đã đần phục hồi, tuy chưa thật sự khởi sắc như thời gian trước dịch Covid-19 nhưng đã có những tín hiệu tích cực.
- Thu tiền sử dụng đất là 1.160 tỷ đồng, đạt 165,71% so với dự toán năm, tăng 91,52% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân đạt cao do phát sinh số thu từ ghi nợ tiền sử dụng đất theo Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26/10/2019 của Chính phủ sửa đổi Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; bán đấu giá các trụ sở như: trụ sở Hội Chữ thập đỏ cũ, trụ sở Chi cục Kiểm lâm, trụ sở Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng cũ,...
Có 11/11 huyện, thành thị có tỷ lệ thu cả năm vượt dự toán, các đơn vị đạt cao như: Thành phố Mỹ Tho là 900 tỷ đồng, đạt 114,4%; Thị xã Gò Công là 295 tỷ đồng, đạt 248,9%; huyện Cái Bè là 230 tỷ đồng, đạt 154,9%; huyện Châu Thành là 275 tỷ đồng, đạt 154,5% dự toán... Ngoài ra, khoản thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện cả năm 2022 là 385 tỷ đồng, đạt 122,22% so với dự toán. Nguồn thu này chủ yếu từ nhập khẩu máy móc thiết bị, các sản phẩm từ thép, ống đồng, hạt nhựa, phụ gia trong chế biến thủy sản và từ dự án điện gió của Công ty Cổ phần Năng lượng điện gió Tiền Giang.
Chi ngân sách nhà nước: năm 2022 ước chi 17.911 tỷ đồng, đạt 145,8% dự toán, tăng 32,5% so cùng kỳ. Việc điều hành chi ngân sách căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 122/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và các chế độ, định mức chi tiêu, dự toán chi ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang thông qua, Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định giao cho từng ngành, từng địa phương. Vì vậy, kết quả thực hiện chi ngân sách địa phương năm 2022 đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các đơn vị, địa phương.
- Chi đầu tư phát triển: thực hiện giao dự toán vốn đầu tư ngay từ đầu năm và các Chủ đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh hoàn thành tốt công tác chuẩn bị đầu tư nên việc đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Ước chi đầu tư phát triển năm 2022 là 5.071 tỷ đồng, đạt 128,7% dự toán năm, tăng 7,2% so cùng kỳ.
- Chi thường xuyên là 9.205 tỷ đồng, đạt 114,38% so với dự toán, tăng 4,8% so với cùng kỳ, cụ thể như sau:
+ Chi sự nghiệp y tế 908 tỷ đồng: để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, ngân sách địa phương đã chủ động bố trí dự toán ngay từ đầu năm. Bên cạnh đó, nhu cầu kinh phí phòng, chống dịch bệnh theo mùa như sốt xuất huyết, sởi - rubella...phát sinh nhu cầu chi khá lớn. Ngân sách địa phương cũng bố trí kinh phí chi thực hiện các Chương trình y tế - dân số theo yêu cầu của Bộ Y tế.
+ Chi đảm bảo xã hội 996 tỷ đồng: bên cạnh việc đảm bảo kinh phí thực hiện chính sách, chế độ cho đối tượng người có công, người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội; địa phương tiếp tục bố trí kinh phí hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Các khoản chi sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo, Văn hoá thông tin, Thể dục thể thao, Phát thanh truyền hình, Quản lý hành chính là 5.262 tỷ đồng: chi theo dự toán và đảm bảo được yêu cầu chi hoạt động của các ngành, trong đó, đảm bảo kinh phí chăm lo Tết Nguyên đán cho người có công, gia đình chính sách tiêu biểu, các đơn vị, người cao tuổi, người nghèo và các đối tượng tại các đơn vị xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; mua bảo hiểm cho các đối tượng chính sách và đối tượng xã hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ...
+ Chi sự nghiệp kinh tế: Những tháng đầu năm, các ngành, các cấp đã chủ động bố trí kinh phí sự nghiệp kinh tế để chi các công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả sạt lở. Ngoài ra, các đơn vị, địa phương tiếp tục duy tu cầu đường, thực hiện chi cho công tác khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn tỉnh...
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện vai trò hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phục hồi và phát triển. Tập trung triển khai Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất (HTLS) từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện hỗ HTLS theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP, được xem là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt trong năm 2022.
Trong năm, hoạt động Ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục hoạt động ổn định, các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm các quy định về lãi suất nhất là quy định về trần lãi suất huy động (LSHĐ) và trần lãi suất cho vay (LSCV).
Lãi suất cho vay Việt Nam đồng (VND):
phổ biến ở mức trên 5,5% - 9%/năm đối với ngắn hạn (chiếm 68,50% tổng dư nợ ngắn hạn VND); trên 11%-13%/năm đối với trung dài hạn (chiếm 54,01% tổng dư nợ trung dài hạn VND); Các NHTM chấp hành nghiêm mức trần LSCV ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN là 5,5%/năm.
Mặt bằng LSHĐ và LSCV trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng so với đầu năm trong bối cảnh nhu cầu vốn phục hồi sản xuất tăng cao. Cụ thể như: lãi suất cho vay từ 9% trở lên tăng ở cả kỳ hạn ngắn, trung dài hạn (ngắn hạn tăng 10,73%, trung dài hạn tăng 26,95%).
đến cuối tháng 10/2022, tổng vốn huy động 87.644 tỷ đồng, đạt 102,1% kế hoạch; tăng 8.154 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cuối năm trước, tốc độ tăng bình quân là 1,09%/ tháng. Vốn huy động tăng trưởng cao hơn mức tăng 8,57% so cùng kỳ năm trước; cao hơn 5,60% so với mức tăng của cả nước. Có 26/30 chi nhánh ngân hàng thương mại tăng trưởng VHĐ so với cuối năm 2021. Trong đó, vốn huy động trên 12 tháng tăng 22,21%, chiếm 49,84% tổng nguồn vốn huy động. Huy động vốn chủ yếu ở khu vực dân cư, chiếm tỷ trọng 84,74% tổng nguồn VHĐ. Nguồn vốn huy động tăng khá, tạo đà tăng ngay từ các tháng đầu năm. Với mặt bằng lãi suất huy động tăng tại hầu hết các hệ thống ngân hàng thương mại như hiện nay thì dự kiến đến cuối năm 2022, gửi tiền ngân hàng sẽ là kênh được đông đảo người dân lựa chọn. Ước đến cuối năm 2022, vốn huy động 89.028 tỷ đồng, đạt 103,7% so kế hoạch, tăng 12% so cuối năm 2021.
Đến cuối tháng 10/2022, tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh đạt 83.712 tỷ, đạt 102,14% kế hoạch; tăng 11.820 tỷ, tăng 16,44% so với cuối năm 2021, bình quân tăng 1,55%/tháng. Từ đầu năm đến nay, hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng nhu cầu vay vốn cho 925.245 lượt khách hàng với doanh số cho vay lũy kế từ đầu năm đạt 126.833 tỷ đồng. Tăng trưởng dư nợ cao hơn 9,21% so với cùng kỳ năm trước; cao hơn 4,99% so với mức tăng của cả nước. Ước đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng 84.832 tỷ đồng, đạt 103,5 kế hoạch và tăng 18% so cuối năm 2021.
đến cuối tháng 10/2022, nợ xấu là 651 tỷ đồng, tỷ lệ là 0,78% trên tổng dư nợ, giảm 0,27% so cuối năm 2021. Ước đến cuối tháng 12/2022, nợ xấu là 645 tỷ đồng, giảm 0,29% so với cuối năm 2021. Công tác xử lý nợ xấu luôn được các ngân hàng quan tâm, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ như: thông qua công văn, thông báo, điện thoại, thư điện tử, tin nhắn, đàm phán trao đổi trực tiếp để thỏa thuận với khách hàng về kế hoạch, thời gian và phương thức trả nợ; Biện pháp tài chính như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi; Biện pháp xử lý tài sản bảo đảm thông qua các hình thức như khách hàng bán tài sản cho người mua hoặc ngân hàng trực tiếp bán tài sản cho người mua hoặc bán thông qua tổ chức đấu giá; Biện pháp khởi kiện và đề nghị cơ quan thi hành thu hồi nợ.
hoạt động ổn định, các chỉ tiêu điều đạt mức tăng trưởng. Tổng nguồn vốn huy động đến cuối tháng 11/2022 là 1.224 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cuối năm 2021. Tổng dư nợ cho vay 1.028 tỷ đồng, tăng 17,2% so với đầu năm, tương ứng tăng 151 tỷ. Nợ xấu là 3,3 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,32%, giảm 0,1% so đầu năm.
- Cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn (theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP):
Sản xuất nông nghiệp nông thôn của tỉnh trong năm diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực này. Kết quả, đến cuối tháng 10/2022, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (NNNT) đạt 44.053 tỷ, tăng 6.665 tỷ, tăng 17,83% so với cuối năm 2021, chiếm 52,62% tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh. Thực hiện cho vay chủ yếu là các NHTM nhà nước và vốn nhà nước chi phối (chiếm 80,95% tổng dư nợ NNNT toàn tỉnh). NH nông nghiệp luôn là đơn vị đóng vai trò chủ lực trong đầu tư cho vay lĩnh vực này và xem đây là đối tượng cho vay chủ lực, với 87,95% dư nợ tập trung vào lĩnh vực này, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH của tỉnh. Các ngân hàng thương mại cổ phần có tham gia nhưng còn hạn chế thị phần. Các quỹ tín dụng nhân dân chiếm 0,08% thị phần dư nợ, lĩnh vực này nhưng có ý nghĩa về mặt cải thiện đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu nạn cho vay nặng lãi tại vùng nông thôn.
- Cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản:
Các NHTM đã cho vay đóng mới, nâng cấp 43 tàu (32 tàu đóng mới, 11 tàu nâng cấp) với tổng số tiền là 260 tỷ đồng. Đến cuối tháng 9/2022, dư nợ cho vay 85,3 tỷ đồng, nợ xấu là 15,4 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 18,05%. Hiện các ngân hàng đã ngưng giải ngân và đang theo dõi thu hồi nợ, nguồn thu để trả nợ chủ yếu từ các hoạt động khai thác, đánh bắt nhưng đang gặp nhiều khó khăn do ngư trường cạn kiệt và các rủi ro khác như chìm tàu, cháy tàu, va chạm giữa các tàu gây tai nạn trên biển.
- Kết quả thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19:
Đến hết ngày 30/9/2022, đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho 4.862 khách hàng, với giá trị nợ gốc và lãi đạt 2.042 tỷ đồng. Cho vay mới để hỗ trợ khách hàng khôi phục lại sản xuất kinh doanh với danh sách cho vay lũy kế khi phát sinh dịch đến nay là 269,23 ngàn tỷ đồng.
Bên cạnh giảm lãi suất, các chi nhánh cũng tiếp tục triển khai giảm các loại phí thanh toán, chuyển tiền...hỗ trợ khách hàng, mức giảm tối đa lên đến 100%. Chương trình cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ (sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 126/NQ-CP ngày 08/10/2021) và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021): Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã cho vay 41 đơn vị sử dụng lao động để trả lương cho 35.984 lượt người lao động với số tiền vay hơn 128 tỷ đồng, thời gian cho vay dưới 12 tháng, lãi suất 0%/năm, đã tiến hành thu nợ, còn 36 khách hàng còn dư nợ đến hết ngày 31/10/2022 đạt 81,266 tỷ đồng.
Trong bối cảnh cùng với cả nước khắc phục sau đại dịch Covid-19 và chịu tác động lạm phát toàn cầu đang tăng cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân... Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022 giảm 0,08% so tháng 11/2022, (
thành thị giảm 0,04%, nông thôn giảm 0,09%);
tăng 2,84% so tháng 12 năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý IV/2022 giảm 0,02% so với quý trước, do nguồn cung gas của thế giới được cung ứng đầy đủ dồi dào, kéo giá gas trong nước giảm; giá xăng dầu của thế giới giảm và tại địa phương nguồn cung ứng xăng dầu được giữ ổn định, nên không có tình trạng găm hàng, gây thiếu hàng làm tăng giá đột biến; tăng 2,95% so với cùng kỳ. Bình quân năm 2022, CPI tăng 3,25% so với cùng kỳ năm 2021; như vậy, địa phương cơ bản kiểm soát lạm phát dưới 4%, bình quân 1 tháng CPI tăng 0,24%.
So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 09 nhóm tăng: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,25% (trong đó: lương thực tăng 0,66%, thực phẩm tăng 0,21% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,11%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,33%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,31%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,51%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; giáo dục tăng 0,01%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,26% và nhóm hàng hoá dịch vụ khác tăng 0,46%. Có 02 nhóm giảm: giao thông giảm 3,42%; bưu chính viễn thông giảm 0,09%.
Một số mặt hàng có chỉ số giá tháng 12/2022 giảm so tháng 11/2022:
- Chỉ số giá nhóm giao thông giảm 3,42%, làm giảm CPI chung của tháng 12 ở mức 0,35 điểm phần trăm, chủ yếu do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong nước vào các ngày: ngày 01/12/2022, 12/12/2022 và 21/12/2022 làm cho giá xăng A95-III giảm 7,52%, xăng sinh học E5 giảm 7,19%, dầu diezen 0,05S giảm 10,64% so với tháng trước.
- Giá bưu chính viễn thông giảm 0,09%, do các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động đua nhau giảm giá dịp cuối năm.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng có chỉ số giá tăng hơn so tháng trước như:
- Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tăng cường thu mua để cung ứng đủ số lượng giao cho các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký từ đầu năm, dẫn đến giá gạo bán lẻ tại các chợ tăng làm cho giá gạo tăng 0,66%; Giá nguyên liệu đầu vào tăng tác động đến giá các mặt hàng lương thực chế biến khác như: giá bún, bánh phở, bánh đa tăng 0,26%; bột ngô tăng 0,21%; mỳ sợi, mỳ, phở, cháo ăn liền tăng 0,06% và ngũ cốc ăn liền tăng 0,31%...
- Nhóm thực phẩm tăng 0,21%, tăng chủ yếu ở một số mặt hàng như: hải sản tươi sống tăng 1,09%; thuỷ hải sản chế biến tăng 0,26%, trong đó: tôm khô, cá khô tăng 0,23% và thuỷ hải sản chế biến khác tăng 0,39%, do nhu cầu chế biến tôm khô, mực khô phục vụ thị trường Tết; các loại đậu và hạt tăng 1,47%, hiện nay cuối vụ thu hoạch, sản lượng thu hoạch giảm giá bán lẻ tăng; rau (tươi, khô và chế biến) tăng 0,83%, do vào mùa lạnh một số loại rau bị ảnh hưởng giảm năng suất thu hoạch, dẫn đến sản lượng cung ứng ra thị trường ít.
- Giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,11% so với tháng trước, do giá nguyên liệu chế biến tăng cao. Trong đó, chỉ số giá uống ngoài gia đình tăng 1,01% và đồ ăn nhanh mang đi tăng 0,04% so với tháng trước; Riêng giá bát phở tái bình dân và cơm bình dân tháng này ổn định.
- Thời điểm về cuối năm, nhu cầu mua sắm, may mặc quần áo tăng lên, dẫn đến chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,31%, do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí vận chuyển và nhu cầu mua sắm quần áo mùa lạnh tăng. Trong đó, giá vải các loại tăng 0,2%; quần áo may sẵn tăng 0,3%; mũ nón tăng 0,11% và giày dép tăng 0,37%.
Chỉ số giá vàng 24 kara Ngọc Thẩm trong tháng 12/2022 tăng 0,91% so tháng trước; giá bình quân tháng 12/2022 là 5.408 ngàn đồng/chỉ, tăng 151 ngàn đồng/chỉ so cùng kỳ.
Chỉ số giá đô la Mỹ trong tháng 12/2022 giảm 2,72% so tháng trước, giá bình quân 24.193 đồng/USD, tăng 1.218 đồng/USD so cùng kỳ.
Ước chỉ số giá tiêu dùng tháng 01/2023 tăng từ 0,8% đến 1,2% so tháng 12/2022, do nhu cầu cuối năm tăng lên; giá gạo tiếp tục tăng nhẹ; giá rau xanh và giá thực phẩm tươi sống như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm... giá sẽ tăng mạnh, đặc biệt là các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình do sức mua của người dân tăng lên trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán sắp tới.
Vốn đầu tư toàn xã hội quý IV/2022, ước thực hiện được 14.441 tỷ đồng, tăng 5,9% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 8.885 tỷ đồng, chiếm 61,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 850 tỷ đồng, chiếm 5,9%; vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 2.676 tỷ đồng, chiếm 18,5%.
Năm 2022, vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 41.844 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch, tăng 10,1% so cùng kỳ; trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 27.409 tỷ đồng, tăng 12,5%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3.042 tỷ đồng, tăng 2,6%, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 6.800 tỷ đồng, tăng 37,2% so cùng kỳ.
Hình 1.Vốn đầu tư trên toàn xã hội
Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý quý IV/2022 là 2.119 tỷ đồng, tăng 35,2% so cùng kỳ; gồm có: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.711 tỷ đồng, tăng 32,4%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 236 tỷ đồng, tăng 93,2%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 173 tỷ đồng, tăng 12,6% so cùng kỳ.
Năm 2022, vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý là 5.477 tỷ đồng, đạt 102,2% kế hoạch, tăng 43,3% so cùng kỳ; gồm có: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 4.323 tỷ đồng, tăng 43,6%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 751 tỷ đồng, tăng 45,7%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 402 tỷ đồng, tăng 36% so cùng kỳ.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Tiền Giang năm 2021 đạt được 64,41 tăng 12 bậc và tăng 1,63 điểm so với năm 2020, điểm xếp hạng 33 của cả nước, thứ hạng của tỉnh Tiền Giang chưa có nhiều thay đổi thứ bậc một cách đáng kể. Điểm số này chưa đạt được sự kỳ vọng của lãnh đạo Tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực trong thời gian qua.
Thu hút đầu tư 11 tháng năm 2022 thu hút được 16 dự án, tăng 10 dự án so cùng kỳ; tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.448 tỷ đồng, tăng gấp 4,7 lần so cùng kỳ. Dự kiến cả năm tỉnh thu hút được 17 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 10.214 tỷ đồng, tăng 92% so cùng kỳ.
- Tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp:
Tiền Giang được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 7 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích đất quy hoạch là 2.083,5 ha, trong đó có 3 khu: KCN Mỹ Tho, Tân Hương, Long Giang, đang hoạt động với diện tích 816 ha, chiếm 39,2% diện tích quy hoạch KCN. Đến nay các KCN thu hút được 110 dự án (trong đó có 82 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư trên 2,3 tỷ USD và 4.646 tỷ đồng; diện tích thuê 525,5/770,1 ha, chiếm 68,4%.
Về cụm công nghiệp, đến nay, có 27 cụm công nghiệp (CCN) được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 5 cụm công nghiệp đã mời gọi được nhà đầu tư gồm: CCN Trung An, Tân Mỹ Chánh, An Thạnh, Song Thuận, Gia Thuận 1 đã hoàn thành đầu tư hạ tầng, đang hoạt động ổn định. Tính đến cuối năm 2022 đã thu hút được 79 dự án thứ cấp (trong đó có 6 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký 150 triệu USD và 2.306 tỷ đồng, với diện tích thuê đất là 88,73 ha/120,6 ha đạt tỷ lệ 73,6% diện tích đất công nghiệp cho thuê.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2022 (giá so sánh 2010), thực hiện 12.270 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ; trong đó: doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện 6.533 tỷ đồng, tăng 11,5%; loại hình khác thực hiện 5.723 tỷ đồng, tăng 8,1% so cùng kỳ. Theo giá hiện hành, giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2022 thực hiện 20.211 tỷ đồng, tăng 19,9% so cùng kỳ; trong đó: doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện 10.762 tỷ đồng, tăng 21,6%, loại hình khác thực hiện 9.427 tỷ đồng, tăng 17,9% so cùng kỳ.
5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp:
Theo báo cáo Sở kế hoạch - Đầu tư, đến hết tháng 11 tỉnh có 869 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký 6.424 tỷ đồng đạt 129,7% kế hoạch; tăng 72,4% về số lượng doanh nghiệp và tăng 48,4% về vốn đăng ký so cùng kỳ 2021 (trong đó, có 96 doanh nghiệp phát triển từ hộ kinh doanh, tăng 140% so cùng kỳ 2021). Ước thực hiện năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới là 900 doanh nghiệp, tăng 56% so cùng kỳ; tổng vốn đăng ký là 5.900 tỷ đồng; có 110 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể; đăng ký thành lập mới 890 đơn vị trực thuộc (200 chi nhánh, 665 địa điểm kinh doanh, 25 văn phòng đại diện). Tính đến cuối năm 2022, tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là 6.100 doanh nghiệp.
Năm 2022, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp như: tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh; tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh gặp mặt các doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp, doanh nghiệp; xây dựng các Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp; tổ chức Hội nghị phát triển doanh nghiệp tại một số địa phương để phổ biến các chính sách, vận động hỗ trợ hộ kinh doanh có quy mô lớn để phát triển thành doanh nghiệp; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động như: miễn, giảm thuế, phí, lệ phí; gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất... theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ lãi suất theo NĐ 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26/7/2021 của Tỉnh ủy về lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và Kế hoạch hành động số 262/KH-UBND ngày 27/8/2021 thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TT, tập trung cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính, thúc đẩy khởi nghiệp, chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp,.... Tình hình phát triển doanh nghiệp khởi sắc.
Tình hình cắt giảm lao động, việc làm trong doanh nghiệp
Trên địa bàn tỉnh có 21 doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ lạm phát trên thế giới, các doanh nghiệp không có đơn hàng với tổng số lao động đang làm việc là 17.719 người, trong đó có 8.639 lao động bị ảnh hưởng phải thực hiện giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương,... và có phương án dự kiến cắt giảm lao động. Bao gồm 14 doanh nghiệp tư nhân (trong đó có 01 HTX); 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Chia theo mức độ ảnh hưởng cắt giảm việc làm: g
iảm giờ làm 13 lượt doanh nghiệp với 12.233 lao động; tạm hoãn hợp đồng lao động 2 tháng có 01 doanh nghiệp với 1.100 lao động. chấm dứt hợp đồng lao động có 7 doanh nghiệp với 679 lao động; nghỉ việc không hưởng lương có 3 doanh nghiệp (tạm dừng hoạt động từ tháng 9, tháng 10/2022) với 170 lao động. Sau 2 tháng tạm dừng hoạt động, hiện có 01 doanh nghiệp với 100 lao động bắt đầu hoạt động trở lại vào đầu tháng 12/2022.
6. Sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản:
năm 2022, gieo trồng 137.219 ha, đạt 109,9% kế hoạch, tăng 2,3% so cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 848.608 tấn, đạt 110,7% kế hoạch, tăng 0,5% so cùng kỳ. Cụ thể:
Gieo sạ 134.846 ha, đạt 110,3% kế hoạch, tăng 2,3% so cùng kỳ, thu hoạch 134.846 ha; sản lượng thu hoạch 839.961 tấn đạt 111% kế hoạch, tăng 0,5% so cùng kỳ; năng suất bình quân đạt 62,3 tạ/ha giảm 1,8% so cùng kỳ.
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022: Chính thức gieo trồng 49.192 ha, giảm 4,8% so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng giảm hầu hết ở các huyện, trong đó: huyện Cái Bè giảm 950 ha, Thị xã Gò Công giảm 380 ha, huyện Gò Công Đông giảm 376 ha, huyện Cai Lậy giảm 293 ha, Gò Công Tây giảm 175 ha,.... Nguyên nhân do chuyển từ diện tích trồng lúa sang làm đường và trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, mít, thanh long, bưởi. Năng suất thu hoạch đạt 71,2 tạ/ha, tăng 0,1% so cùng kỳ (vùng lúa phía đông năng suất bình quân gần 66 tạ/ha; phía tây là 75,3 tạ/ha). Sản lượng thu hoạch đạt 350.080 tấn, giảm 4,7% so cùng kỳ do diện tích gieo trồng giảm. Vụ Đông Xuân 2021- 2022 được triển khai thực hiện sớm hơn so cùng kỳ để né hạn mặn trong mùa khô và thời tiết thuận lợi hơn giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh ít, thời gian lúa trổ gặp thời tiết tương đối thuận lợi giúp thụ phấn và đậu hạt tốt, mưa trái mùa giúp đủ nước cung cấp cho cây lúa trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển nên cho năng suất cao.
Vụ Hè Thu (gồm Xuân Hè và Hè Thu): Diện tích gieo trồng chính thức 72.258 ha giảm 3,3% so cùng kỳ, (vụ Xuân hè 23.931 ha, Hè thu 48.327 ha). Diện tích giảm ở các huyện: TX. Gò Công 221 ha, TX Cai Lậy 76 ha, Tân Phước 48 ha, Cái Bè 1.058 ha, Cai Lậy 49 ha, Châu Thành 456 ha, Chợ Gạo 45 ha, Gò Công Tây 415 ha và Gò Công Đông 102 ha, do chuyển sang đất phi nông nghiệp và một số vùng sản xuất lúa không hiệu quả người dân chuyển sang trồng cây rau màu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Diện tích thu hoạch 72.258 ha, giảm 3,3% so cùng kỳ; năng suất bình quân 57,7 tạ/ha, giảm 1,8% so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch đạt 417.284 tấn, giảm 5% so cùng kỳ do diện tích gieo trồng và năng suất bình quân đều giảm, những cơn mưa lớn vào thời điểm lúa đang trổ bông và thu hoạch làm ảnh hưởng đến năng suất.
Vụ Thu đông: Diện tích gieo trồng 13.396 ha; tăng 1,4 lần so cùng kỳ, diện tích gieo trồng ở các huyện như sau: TX Gò Công 3.483 ha, chiếm 26%; Tân Phước 1.166 ha, chiếm 8,7%; Châu Thành 776 ha, chiếm 5,9%; Chợ Gạo 167 ha, chiếm 1,2%; Gò Công Tây 7.404 ha, chiếm 55,2%; Gò Công Đông 325 ha, chiếm 2,4% và Tân Phú Đông 75 ha, chiếm 0,6%. Diện tích vụ lúa Thu Đông năm nay tăng cao do các huyện thị phía Đông gieo trồng linh hoạt theo điều kiện thực tế của địa phương. Năng suất thu hoạch đạt 54,2 tạ/ha, tăng 0,2% so cùng kỳ, do nông dân mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, phòng trừ hiệu quả sâu bệnh, dịch hại trên lúa. Sản lượng thu hoạch đạt 72.597 tấn, tăng khoảng 1,5 lần so cùng kỳ do diện tích gieo trồng và năng suất bình quân đều tăng.
Hình 2. Lúa tính đến ngày 15/12/2022
Diện tích trồng 2.352 ha, tăng 5,1% so cùng kỳ do thời tiết thuận lợi nên người dân tranh thủ trồng. Diện tích ngô trồng tập trung hầu hết ở các huyện; trong đó huyện Chợ Gạo 1.152 ha, chiếm 51,7% diện tích ngô toàn tỉnh, đây cũng là địa phương có tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang các cây trồng khác lớn so với các địa phương khác trong tỉnh. Năng suất bình quân 36,5 tạ/ha, giảm 0,2% so cùng kỳ; Sản lượng đạt 8.594 tấn, tăng 5% so cùng kỳ.
gieo trồng 56.704 ha, tăng 1,8% so cùng kỳ; sản lượng 1.225.355 tấn, tăng 4,8% so cùng kỳ; năng suất đạt 216,1 tạ/ha tăng 2,9% so cùng kỳ; trong đó: rau các loại 56.427 ha tăng 1,8% so với cùng kỳ, sản lượng 1.224.552 tấn, tăng 4,8% so cùng kỳ; năng suất đạt 217 tạ/ha tăng 2,9% so cùng kỳ. Xu hướng hiện nay bà con nông dân đang dần mở rộng mô hình trồng rau trong nhà màng, nhà lưới nên năng suất cao, chi phí giảm dần, giá bán ổn định, giúp nông dân có thu nhập cao, đời sống ổn định là hướng đi đang được khuyến khích, tỉnh cũng xác định cây màu là thế mạnh trong nền sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Trong thời gian qua, cây lâu năm trên địa bàn không ngừng phát triển qua các năm. Tuy nhiên do ảnh hưởng tình hình nắng nóng và hạn mặn những năm trước đó, nhà vườn đã cải tạo, đốn bỏ những cây trồng kém hiệu quả để chuyển sang trồng những cây có hiệu quả kinh tế hơn như sầu riêng, mít, bưởi, dừa,... đến thời điểm hiện nay đã khôi phục hoàn toàn. Toàn tỉnh hiện có 104.939 ha cây lâu năm, đạt 98,8% kế hoạch, tăng 1,1% so cùng kỳ, diện tích thu hoạch 83.463 ha, tăng 3% so cùng kỳ; trong đó: cây ăn quả có 82.353 ha, tương đương so cùng kỳ, diện tích thu hoạch đạt 64.789 ha, tăng 2,7% so cùng kỳ. Sản lượng cây lâu năm đạt 2.058.738 tấn, đạt 111% kế hoạch, tăng 3,2% so cùng kỳ; trong đó: cây ăn quả đạt 1.707.732 tấn, tăng 2,5% so cùng kỳ. Diện tích cây lâu năm tăng do giá các loại trái cây năm nay cao hơn so với năm trước nên nông dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động đầu tư và mở rộng diện tích sầu riêng, mít…. Sản lượng tăng do diện tích thu hoạch tăng, chủ yếu là cây ăn quả. Mặc dù bị tốc độ đô thị hóa, nhưng tỉnh hiện vẫn duy trì được diện tích đất sản xuất trồng cây lâu năm ổn định, góp phần đảm bảo cung cấp sản lượng cây ăn trái ở trong và ngoài tỉnh.
Dự báo thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, cùng với điều kiện thời tiết thay đổi bất thường, các hoạt động chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật đều tăng cao có khả năng tạo ra nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên vật nuôi. Do đó UBND tỉnh đã ban hành công văn số 6356/UBND-KT về việc tập trung chỉ đạo và thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh động vật trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn tỉnh nhằm chủ động ứng phó khi dịch bệnh trên vật nuôi có xảy ra. Trong những tháng cuối năm 2022, ngành chức năng đã chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi bằng phương pháp triển khai đợt tổng tiêu độc khử trùng từ 18/11 đến ngày 10/12/2022, góp phần làm cho người chăn nuôi yên tâm trong việc ổn định phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm phục vụ Tết Nguyên đán. Ước thời điểm 01/12/2022 tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh là: đàn bò 123,2 ngàn con, tăng 0,2% so cùng kỳ; đàn lợn 297,5 ngàn con, tăng 6,3% so cùng kỳ; đàn gia cầm 17,2 triệu con, giảm 1% so cùng kỳ. Ước tính tổng đàn gia súc tăng do người chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh, gia tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn thực phẩm, hướng đến mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Đàn gia cầm giảm do giá thức chăn nuôi tăng cao làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của người chăn nuôi, nhiều hộ chọn phương án an toàn, tránh bị lỗ vốn bằng biện pháp giảm đàn, ngừng chăn nuôi và chuyển sang vật nuôi khác có lợi nhuận hơn.
* Tình hình dịch bệnh trên vật nuôi trong năm 2022 (theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang):
Trên gia cầm: Từ đầu năm đến nay ghi nhận 03 trường hợp gà bị bệnh cúm gia cầm tại huyện Cái Bè và Chợ Gạo với số gà bệnh là 4.481 trên tổng đàn 7.020 con, đã tiêu huỷ 7.020 con.
- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP): Từ đầu năm đến nay (từ ngày 12/12/2021), trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 131 hộ có lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với số lợn bệnh là 2.027 trên tổng đàn 5.415 con tại 10 huyện (Cái Bè; Chợ Gạo; Cai Lậy; Châu Thành; Mỹ Tho; Tân Phước; TX Gò Công; Gò Công Đông; Gò Công Tây; Tân Phú Đông). Số lợn được tiêu hủy dưới sự giám sát của chính quyền địa phương là 4.295 con, trọng lượng 183.056 kg. Ngoài ra, địa phương còn tiêu hủy 354 con trước ngày 14/12/2021 với trọng lượng 18.015 kg.
- Bệnh viêm da nổi cục (VDNC): Từ đầu năm đến nay (từ ngày 14/12/2021) ghi nhận bò có dấu hiệu điển hình của bệnh viêm da nổi cục tại 05 huyện với 30 con bò bệnh/tổng đàn 147 con. Chính quyền địa phương tiêu hủy 03 con với trọng lượng 304 kg.
Hình 3. Tình hình chăn nuôi tại thời điểm 01/12/2022
Tổng diện tích rừng hiện có 1.746,9 ha (không bao gồm diện tích rừng thuộc đất an ninh quốc phòng). Trong đó rừng phòng hộ 1.341,2 ha (huyện Gò Công Đông: 439 ha; huyện Tân Phú Đông: 846,8 ha và huyện Tân Phước: 55,4 ha); rừng sản xuất: 405,7 ha.
Trong tháng 12/2022 thực hiện trồng mới được 139,2 ngàn cây phân tán, nâng tổng số cây trồng năm 2022 được 659,8 ngàn cây phân tán các loại, giảm 22% so với cùng kỳ. Những cây trồng mới chủ yếu là cây bạch đàn, tràm lanh, tràm bông vàng trên các tuyến đường đi nông thôn mới, tuyến kênh, tuyến đê bao ở huyện Cái Bè, Tân Phước, Chợ Gạo, Thị xã Gò Công, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông.
Sản lượng khai thác gỗ đạt 34.495 m3 giảm 8,7% so với cùng kỳ. Các loại gỗ được khai thác chủ yếu từ các loại cây như: bạch đàn, bạch đàn cao sản, dầu gió, tràm lanh. Nguyên nhân giảm do diện tích rừng và số lượng trồng cây qua các năm chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả khác như cây khóm (dứa), mít, sầu riêng, thanh long, dừa (dừa xiêm xanh, lùn giống mới).
Năm 2022, toàn tỉnh khai thác được 122.740 Ste củi các loại giảm 5,5% so cùng kỳ. Sản lượng củi khai thác giảm do hộ dân ở các huyện Cái Bè, Tân Phước, Gò Công Đông chuyển đổi cây trồng sang vườn cây ăn trái.
Diện tích nuôi trồng thủy sản tháng 12 đạt 1.663 ha. Tổng số diện tích nuôi trồng thủy sản các loại trong năm 2022 đạt 14.841 ha, đạt 98,2% kế hoạch, tăng 8,2% so cùng kỳ; bao gồm: diện tích nuôi cá đạt 3.586 ha tăng 0,4% so cùng kỳ, diện tích nuôi tôm đạt 8.168 ha tăng 4% so cùng kỳ; diện tích nuôi thủy sản khác đạt 3.087 ha tăng 34,8% so với cùng kỳ.
Sản lượng thủy sản tháng 12 đạt 89.684 tấn, Tổng sản lượng thủy sản trong năm 2022 đạt 360.629 tấn, giảm 0,5% so cùng kỳ; trong đó: sản lượng từ nuôi 216.481 tấn, tăng 3% so cùng kỳ; sản lượng khai thác 144.148 tấn, giảm 5,4%. Sản lượng nuôi tăng như: tôm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng), thủy sản khác (nghêu, sò, ếch) do người dân áp dụng mô hình công nghệ hiệu quả, chọn con giống đạt chất lượng, thời điểm nuôi thích hợp. Ngoài ra, cá tra vẫn là mặt hàng lợi thế thị trường trong và ngoài nước, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra thương phẩm đi nước ngoài góp phần làm tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng so với cùng kỳ; Sản lượng khai thác giảm chủ yếu do ngành khai thác thủy sản biển còn gặp nhiều khó khăn thời tiết trên biển những tháng đầu năm diễn biến phức tạp, giá nguyên nhiên liệu tăng cao dẫn đến hiệu quả khai thác thấp.
Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, huy động tốt nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai; chú trọng vận động và hỗ trợ người dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ các địa phương thực hiện củng cố, nâng chất và duy trì các tiêu chí tại tất cả các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các tiêu chí về tổ chức sản xuất, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm. Theo lộ trình, đến cuối năm 2022, tỉnh có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là 136/142 xã, chiếm 95,8%; có 14 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 37/142 xã; 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và huyện Cai Lậy đang đề xuất công nhận huyện nông thôn mới; hiện có 3/8 huyện được công nhận huyện nông thôn mới và 03 đô thị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Hoạt động sản xuất công nghiệp nhìn chung ổn định, các doanh nghiệp đang dần tái hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới, các ngành công nghiệp gia công may mặc, chế biến và chế tạo tăng trưởng nhanh trở lại. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuận lợi hơn, các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, giá nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu tăng đã tạo áp lực đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12/2022 giảm 1,6% so tháng 11/2022 và tăng 5,02% so cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh đều tăng so cùng kỳ như: sản xuất đồ uống tăng 6,97%; sản xuất trang phục tăng 17,14%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 10,51%; sản xuất kim loại tăng 4,54%, công nghiệp chế biến chế tạo khác tăng 31,29%; sản xuất thiết bị điện tăng 1,1 lần; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 1,2 lần...
Hình 4. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý IV/2022 tăng 5,37% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,44% (một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo có chỉ số tăng mạnh như: sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 1,3 lần; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 1 lần; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 98,38%; Sản xuất kim loại tăng 60,34%;...); ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10,69%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 24,9%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 tăng 13,71% so cùng kỳ; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,86% (một số ngành có chỉ số tăng mạnh như: công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 1,2 lần; Sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 83,29%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 82,02%; Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 72,23%; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 68,48%; sản xuất kim loại, tăng 32,87%...); ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 12,25%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,04%.
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 12/2022 so với tháng trước giảm 0,08%,
(trong đó: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 0,33%; doanh nghiệp nhà nước bằng 100%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 1,46%)
(trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 3,45%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 2,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,83%).
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp năm 2022 tăng 25,39% so cùng kỳ, trong đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 6,88%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,92% và doanh nghiệp nhà nước giảm 1,45%. Chia theo ngành công nghiệp: ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 26,11%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 1,69%; cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải giảm 11,96%.
Sản phẩm sản xuất công nghiệp năm 2022: có 26/43 sản phẩm tăng so cùng kỳ: Thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên tăng 178,6%; Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người tăng 124,4%; Áo khoác dài, áo khoác không tay, áo khoác có mũ, áo gió cho người lớn dệt kim hoặc đan móc tăng 88,4%; Tàu thuyền lớn chuyên chở người và hàng hóa có động cơ đẩy tăng 54,1%; Giày, dép thể thao có đế ngoài và mũ giày bằng cao su và plastic tăng 51,5%; Ống và ống dẫn bằng đồng tăng 32,6%; Các sản phẩm bằng vật liệu tết bện khác tăng 32,3%; Bia đóng lon tăng 24,2%; Bia đóng chai tăng 22,5%; Phân vi sinh tăng 19,4%; Túi xách tăng 13,6%; Nước uống được tăng 13,2%; Điện thương phẩm tăng 12,3%; Cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục tăng 1,4%;…có 17 sản phẩm giảm so cùng kỳ: Phanh và trợ lực phanh giảm 91,2%; Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu, thuyền giảm 90,2%; Dịch vụ tiện các bộ phận kim loại giảm 38,2%; Máy gặt đập liên hợp giảm 25%; Máy chế biến thịt gia súc hoặc gia cầm giảm 23,5%; Thức ăn cho thủy sản giảm 21,5%; Phi lê đông lạnh giảm 8,5%; Màn bằng vải khác giảm 6,7%; Thức ăn cho gia súc giảm 6,1%; Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế giảm 3%;…
* Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:
- Chỉ số tiêu thụ tháng 12/2022 so với tháng trước tăng 1,51% và tăng 3,34% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2022 tăng 18,03% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: sản xuất đồ uống tăng 37,51%, trong đó sản xuất bia tăng 37,51%; dệt tăng 32,77%, trong đó sản xuất hàng may sẵn tăng 7,43%; sản xuất da tăng 51,25%, trong đó sản xuất giày dép tăng 79,72%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 5,61%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 26,96%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 66,53%; … Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 12,88%, trong đó chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản giảm 12,17%; sản xuất trang phục giảm 21,34%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 56,71%…
- Chỉ số tồn kho tháng 12/2022 so tháng trước tăng 4,61% và tăng 39,81% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ là: sản xuất trang phục tăng 55,78%; sản xuất da tăng 58,93%, trong đó sản xuất giày dép tăng 76,2%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu bằng gấp 2,7 lần; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 96,19%; sản xuất kim loại bằng gấp 9,1 lần; sản xuất thiết bị điện bằng gấp 2,7 lần, trong đó sản xuất mô tơ điện bằng gấp 2,7 lần; chế biến, chế tạo khác tăng 48,15%, trong đó sản xuất đồ chơi, trò chơi tăng 48,15%;... Bên cạnh đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ là: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 3,66%, trong đó chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản giảm 16,42%; sản xuất đồ uống giảm 99,74%, trong đó sản xuất bia giảm 99,74%; dệt giảm 16,63%, trong đó sản xuất hàng may sẵn giảm 40,77%; sản xuất giấy giảm 27,27%;…
a. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, các hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã trở lại bình thường. Ngành du lịch đã mở cửa trở lại trong điều kiện bình thường mới chủ yếu phục vụ cho khách lữ hành trong ngày. Ngày 11/11/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch số 344/KH-UBND về việc dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 trên địa bàn tỉnh; Thời gian thực hiện bán hàng theo kế hoạch: 02 tháng, kể từ ngày 23/12/2022 (nhằm ngày 01 tháng 12 âm lịch, năm Nhâm Dần 2022) đến hết ngày 19/02/2023 (nhằm ngày 29 tháng Giêng âm lịch, năm Quý Mão 2023); Số lượng hàng hóa thiết yếu dự trữ phục vụ, gồm: Gạo các loại 794,3 tấn, đường cát các loại 639,2 tấn, dầu ăn các loại 1.185.600 lít, bột ngọt, hạt nêm các loại 870,41 tấn, thịt gia súc 198 tấn; thịt gia cầm 136 tấn, ngoài ra còn có các mặt hàng tiêu dùng khác như: Bánh mứt, lạp xưởng, nước giải khát, bột giặt,… với tổng trị giá hàng hóa, hàng hóa thiết yếu các doanh nghiệp thực hiện việc dự trữ, cung ứng hàng hóa với tổng trị giá vốn là 453.719.702.320 đồng, trong đó hàng hóa thiết yếu là 120.217.296.776 đồng.
Hình 5. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước tính quý IV/2022 thực hiện 19.443 tỷ đồng, tăng 8,2% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 16.122 tỷ đồng, bằng 100%; lưu trú, ăn uống 1.353 tỷ đồng, tăng 109,2%; dịch vụ tiêu dùng 1.944 tỷ đồng, tăng 61,9% so cùng kỳ.
Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2022 là 75.603 tỷ đồng, đạt 106,5% kế hoạch, tăng 20,8% so cùng kỳ. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp 63.384 tỷ đồng, tăng 17,3%; lưu trú, ăn uống 5.129 tỷ đồng, tăng 44,6%; du lịch lữ hành 55 tỷ đồng, tăng 7,1 lần; dịch vụ tiêu dùng 7.034 tỷ đồng, tăng 40,7% so cùng kỳ.
Giá năng lượng cao và lạm phát kỷ lục là nguyên nhân khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Theo một số doanh nghiệp trong nước, nhiều ngành sản xuất trong nước đang phải nhập khẩu nguyên vật liệu và thanh toán bằng USD, việc đồng USD tăng giá làm cho chi phí sản xuất tăng cao hơn. Đáng lo ngại hơn khi nhiều doanh nghiệp ngành nhựa nhập khẩu nguyên liệu sản xuất nhưng chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa. Việc USD tăng giá làm cho chi phí nhập khẩu vốn đã cao lại tiếp tục tăng, buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán ra từ 30% đến 40% mới bù được. Nhưng cái khó của doanh nghiệp là nhu cầu thị trường nội địa đang giảm mạnh, nếu tăng giá bán thì nhu cầu càng giảm, càng khó tiêu thụ sản phẩm hơn. Lạm phát trên thế giới tăng cao, người dân chỉ đang tập trung vào các mặt hàng thiết yếu. Nếu nhu cầu tiêu thụ sụt giảm, kinh doanh khó khăn thì các đối tác sẽ yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải giảm giá bán, khó đang chồng khó đối với doanh nghiệp.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 ước 3.872 triệu USD, đạt 115,6% kế hoạch, tăng 24,6% so cùng kỳ;
trong đó: kinh tế nhà nước 11 triệu USD, giảm 75%; kinh tế ngoài nhà nước 683 triệu USD, tăng 17%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 3.178 triệu USD, tăng 28,1% so cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong năm 2022 như sau:
ước xuất 100.515 tấn, tăng 0,7% so cùng kỳ; với giá trị xuất 355 triệu USD, đạt 110,9% kế hoạch, tăng 43,8% so cùng kỳ.
Năm 2022, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã chớp lấy thời cơ từ những thị trường có nhu cầu lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc và những thị trường luôn ưa chuộng sản phẩm thủy sản chế biến tại Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và nhiều thị trường tiềm năng khác. Về phía thị trường, Trung Quốc đang là thị trường tiềm năng cho hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam khi có nhiều hứa hẹn phục hồi do gỡ bỏ chính sách tạm ngừng nhập khẩu đối với thực phẩm đông lạnh. Đồng thời nhu cầu cá tra ở đất nước hơn 1,4 tỷ dân này đang rất dồi dào sau 2 năm giảm nhập khẩu. Theo nhận định của các chuyên gia năm 2023, xuất khẩu thủy sản sẽ gặp khó khăn dưới tác động của lạm phát toàn cầu tăng cao, chênh lệch tỷ giá làm hàng xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam trở nên đắt đỏ, vốn vay gặp nhiều khó khăn, trong khi lãi suất tăng mạnh… Trong khi đó, lượng đơn đặt hàng có xu hướng sụt giảm, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng dù đã vào giai đoạn cao điểm tiêu dùng cuối năm. Đặc biệt, với đặc thù phải huy động nhiều vốn vay nên không ít doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn; lãi suất tăng mạnh cũng ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh và chi phí vốn của các doanh nghiệp. Ngành thủy sản cũng nhận được nhiều sự quan tâm sát sao và chỉ đạo điều hành của Chính phủ với mục tiêu phát triển ngành lâu dài và bền vững. Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thuỷ sản giai đoạn 2021-2030 được kỳ vọng sẽ dẫn dắt hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng, đi sâu vào chuỗi giá trị sản phẩm cho xuất khẩu thủy sản trong các năm về sau.
ước xuất 126.459 tấn, giảm 47,5% so cùng kỳ; với giá trị 62 triệu USD, đạt 44,3% kế hoạch, giảm 49% so cùng kỳ.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn gần 55 USD/tấn so với cùng kỳ vì giá trên thị trường thế giới giảm. Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn một số nước trên thế giới, nhưng do chi phí logictics của Việt Nam quá cao nên hiệu quả mang lại thấp. Ngoài ra, do giá vật tư đầu vào tăng mạnh nên giá thành sản xuất lúa gạo tăng cũng làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo, cũng như thu nhập của nông dân trồng lúa. Thời gian qua, nông dân bán lúa với giá từ 5.500 - 6.800 đồng/kg, nhưng lợi nhuận của nông dân cũng đạt thấp do chi phí vật tư đầu vào quá cao. Đây là vấn đề cần được ngành chức năng quan tâm tháo gỡ. Trong thời gian tới, sản xuất lúa gạo đang được thúc đẩy tái cơ cấu theo hướng đẩy mạnh giá trị, phát triển bền vững với việc tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị cho hạt gạo Việt Nam. Cùng với đó, đẩy mạnh thu hút nguồn lực về tài chính, ứng dụng khoa học công nghệ, hướng đến xây dựng ngành lúa gạo Việt Nam phát triển hiện đại, bền vững với các chuỗi sản xuất lúa gạo chất lượng cao, như: SRP, GlobalGAP, VietGAP…
ước xuất 91.761 ngàn sản phẩm, giảm 21,3%; trị giá xuất 569 triệu USD, đạt 94,8% kế hoạch, tăng 19,8% so cùng kỳ.
Theo Hiệp định EVFTA, CPTPP sẽ giúp thị phần dệt may của Việt Nam tại Mỹ, EU được mở rộng. Bên cạnh đó, xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng dệt may thế giới ra khỏi Trung Quốc, còn Việt Nam là một trong những điểm đến của các nhà nhập khẩu, hãng bán lẻ. Dịch Covid-19 cũng làm thay đổi một số xu hướng, đó là thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm thể thao, đồng thời cũng thúc đẩy số hóa trong toàn ngành đang được tạo ra từ các kênh kỹ thuật số. Các doanh nghiệp cũng chú trọng hơn đến quy trình sản xuất “xanh” trong nhà máy và sản xuất sợi bông, sợi tái chế. Điều này sẽ giúp Việt Nam thu hút nhiều hơn các đơn hàng của các đối tác lớn đang quan tâm đến vấn đề bền vững chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Kim loại thường và sản phẩm (kể cả đồng):
ước xuất 96.474 tấn, tăng 32,4%; trị giá xuất 971 triệu USD, tăng 36,7% so cùng kỳ.
Dịch bệnh Covid-19 được khống chế tốt từ tháng 4 năm 2022 nên ngành sản xuất kim loại tăng mạnh trong thời gian tới do Công ty TNHH gia công Đồng Hải Lượng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu ống đồng và linh kiện lớn nhất tại Trung Quốc, nhà sản xuất ống hợp kim đồng lớn nhất thế giới, doanh nghiệp gia công đồng nổi tiếng quốc tế. Doanh nghiệp hợp tác kinh doanh lâu dài với hơn 800 khách hàng ở 188 quốc gia trên toàn thế giới.
Với các doanh nghiệp, việc đơn hàng nhiều là tín hiệu hết sức tích cực, song diễn biến năm nay lại khác, các chi phí đầu vào như logistics, nguyên phụ liệu, xăng dầu… liên tục tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của họ. Dù chi phí tăng cao nhưng giá bán sản phẩm khó tăng hoặc nếu tăng cũng không thể theo được tốc độ tăng của nguyên liệu đầu vào. Hơn nữa, với 50% nguyên phụ liệu dệtt may nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi nước này không áp dụng chiến lược Zero Covid, dẫn đến việc thiếu nguyên liệu ngay trong ngắn hạn và đội thêm chi phí để nhập khẩu. Việt Nam cũng nhập khẩu từ Nga và Ukraine nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước như lúa mì, ngô làm thức ăn chăn nuôi, phân bón. Việc thiếu hãng tàu và tăng chi phí vận chuyển khiến các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào của Việt Nam phải dừng giao dịch với Nga và chuyển sang tìm nhà cung ứng từ các nơi khác như Úc, Nam Mỹ, Nam Phi.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2022 ước thực hiện 2.154 triệu USD, đạt 113,4% kế hoạch, tăng 8% so cùng kỳ;
trong đó: kinh tế ngoài nhà nước 125 triệu USD, tăng 1,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2.030 triệu USD, tăng 8,4% so cùng kỳ
. Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như kim loại thường khác 909 triệu USD, tăng 38,6%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 339 triệu USD, giảm 29,6%; vải các loại 221 triệu USD, tăng 11,1%, chất dẻo nguyên liệu 103 triệu USD, tăng 2,4%... so cùng kỳ.
Vận tải là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải hết sức khó khăn. Đến nay, nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, doanh nghiệp đã có dấu hiệu tăng trở lại, đây là cơ hội để ngành vận tải phục hồi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khiến giá xăng dầu liên tục tăng cao; vận tải hành khách diễn biến phức tạp khiến cho thị trường vận tải suy giảm, các doanh nghiệp chưa kịp phục hồi đã lại gặp phải những khó khăn mới.
Năm 2022, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 2.232 tỷ đồng, tăng 23,7% so cùng kỳ;
trong đó: doanh thu vận tải hành khách thực hiện 563 tỷ đồng, tăng 10,9% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa thực hiện 1.440 tỷ đồng, tăng 29,4% so cùng kỳ.
Vận tải đường bộ thực hiện 1.038 tỷ đồng, tăng 17,8%; vận tải đường thủy thực hiện 966 tỷ đồng, tăng 30,6%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 229 tỷ đồng, giảm 24,4% so cùng kỳ.
Năm 2022, vận chuyển hành khách 33.644 ngàn hành khách, tăng 18,8% và luân chuyển 589.245 ngàn hành khách.km, tăng 9,5% so cùng kỳ;
trong đó: vận chuyển đường bộ 16.086 ngàn hành khách, tăng 19,2% và luân chuyển 575.408 ngàn hành khách.km, tăng 9,2% so cùng kỳ; vận chuyển đường thủy 17.558 ngàn hành khách, tăng 18,4% và luân chuyển 22.837 ngàn hành khách.km, tăng 16,3% so cùng kỳ.
Năm 2022, vận tải hàng hóa 13.924 ngàn tấn, tăng 33,1% và luân chuyển 1.821.637 ngàn tấn.km, tăng 34,4% so cùng kỳ;
trong đó: vận tải đường bộ thực hiện 3.189 ngàn tấn, tăng 37,6% và luân chuyển được 334.442 ngàn tấn.km, tăng 20,2% so cùng kỳ; vận tải đường thủy thực hiện 10.735 ngàn tấn, tăng 31,8% và luân chuyển 1.487.195 ngàn tấn.km, tăng 38,1% so cùng kỳ.
* Phương tiện giao thông: trong tháng đăng ký mới 4.657 chiếc mô tô xe máy, 409 chiếc ô tô, 04 chiếc xe đạp điện. Tổng số xe đang quản lý trên địa bàn tỉnh 1.433.598 chiếc, trong đó mô tô xe máy: 1.385.947 chiếc, 46.623 xe ô tô, 153 xe ba bánh, 320 xe đạp điện và 555 xe khác.
Nhằm phục hồi và phát triển ngành du lịch của tỉnh do ảnh hưởng dịch Covid-19, Ngay từ đầu năm ngành du lịch tiếp tục triển khai Kế hoạch số 378/KH-UBND ngày 15/12/2021 của UBND tỉnh về phục hồi hoạt động du lich trên địa bàn tinh Tiền Giang trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19. Tăng cường quản bá Tiền Giang điểm đến an toàn; phối hợp với các tinh, thành trong Cụm liên kết phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung tỉnh có nhiều chính sách mở cửa kịp thời thông thoán, thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả, quá trình phục hồi ngành du lich Tiền Giang có những chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả khả quan.
Khách du lịch đến tỉnh trong quý IV/2022 số lượng 278 ngàn lượt, tăng 8,9 lần so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 7,7 ngàn lượt. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 1.377 tỷ đồng, tăng 1,2 lần so cùng kỳ; trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 98,3%.
Năm 2022, lượng khách du lịch đến tỉnh 828 ngàn lượt, đạt 92,5% kế hoạch, tăng 1,8 lần so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 22,7 ngàn lượt, đạt 22,7% kế hoạch, tăng 4,1 lần. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 5.184 tỷ đồng, tăng 45,8% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 98,9%.
Doanh thu bưu chính - viễn thông 3.391 tỷ đồng, đạt 117,4% kế hoạch và tăng 7,3% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bưu chính 330 tỷ đồng, đạt 132,6% kế hoạch, tăng 19,3% so cùng kỳ, doanh thu viễn thông 3.061 tỷ đồng, đạt 115,9% kế hoạch, tăng 6,1% so cùng kỳ.
Tổng số thuê bao điện thoại trên mạng ước đến cuối năm 2022 là 121.826 thuê bao, mật độ bình quân đạt 6,87 thuê bao/100 dân (chỉ tính thuê bao cố định và di động trả sau). Số lượng điện thoại cố định có dây, không dây từ đầu năm 2022 đến nay tiếp tục giảm, do thị trường phát triển thuê bao dần bảo hòa và giá cước điện thoại ngày càng giảm cho nên khách hàng dần chuyển sang sử dụng điện thoại di động, trong đó chủ yếu là điện thoại di động trả trước. Năm 2022 số thuê bao internet phát triển 107.760 thuê bao; tổng số thuê bao internet trên mạng đến cuối năm 2022 là 352.949 thuê bao, mật độ internet bình quân ước đạt 19,91 thuê bao/100 dân.
Mạng điện thoại cố định hoạt động tương đối ổn định, đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng, trên địa bàn tỉnh có 02 doanh nghiệp viễn thông lớn cung cấp dịch vụ này là Viễn thông Tiền Giang và Viettel Tiền Giang. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng 100% trên địa bàn tỉnh, thị trường điện thoại di động có sự tham gia cùng lúc của 05 nhà cung cấp dịch vụ: Vinaphone, MobiFone, Viettel, Vietnamobile và G-Mobile. Chất lượng dịch vụ liên tục được cải thiện, vùng phủ sóng 3G/4G được mở rộng, cước phí giảm, do vậy số lượng thuê bao phát triển tương đối nhanh, nhất là thuê bao 3G/4G.
1. Lao động, giải quyết việc làm:
Trong năm 2022 tư vấn nghề, việc làm, pháp luật lao động và tư vấn khác cho 27.093 lượt lao động, tăng 27% so cùng kỳ; giới thiệu việc làm cho 3.168 lượt lao động, tăng 17% so cùng kỳ; giới thiệu 1.578 lao động có được việc làm, tăng 54,6% so cùng kỳ.
Trợ cấp thất nghiệp 20.399 người người lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 43,6% so cùng kỳ; trong đó 20.209 người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 40,8% so cùng kỳ với tổng số tiền chi trả 391,5 tỷ đồng.
Người lao động đi làm việc nước ngoài, đến ngày 05/12/2022 có 439 lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm Nhật Bản 379 người, Đài Loan 53 người, Hàn Quốc 03 người, Hồng Kông 02 người, Hungary 01 người, Qatar 01 người.
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ các địa bàn điều tra mẫu điều tra lao động việc làm năm 2022, tỷ lệ lao động thiếu việc làm chiếm 5,3%, giảm 3,5 điểm phần trăm so cùng kỳ (từ 8,9% xuống 5,3%), làm cho tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị giảm 4,5 điểm phần trăm (12,1% xuống 7,6%) và tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn giảm 3,0 điểm phần trăm (7,4% xuống 4,4%). Tỷ lệ thất nghiệp năm 2022 là 1,4%, giảm 5,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ (6,7% xuống 1,4%) làm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm 6,3 điểm phần trăm (9,4% xuống 3,1%) và tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn giảm 4,8 điểm phần trăm (5,5% xuống 0,7%). Năm 2022 tỷ trọng thất nghiệp ở khu vực thành thị chiếm 65,9% so với tổng số lao động thất nghiệp của toàn tỉnh. Năm 2022, thị trường lao động hồi phục sau đại dịch Covid-19, với nhiều chính sách hỗ trợ, số lượng người được giải quyết việc làm tăng lên. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thế giới lẫn trong nước và tình hình chính trị thế giới bất ổn, suy thoái kinh tế ảnh hưởng tác động lớn đến kinh tế trong nước và tỉnh Tiền Giang đặc biệt từ cuối quý 2/2022 và đầu quý 3/2022, nhiều doanh nghiệp giảm giờ làm, cho nghỉ luân phiên (chủ yếu các doanh nghiệp lớn, trong khu công nghiệp, ngành may mặc, giày da) do giảm đơn hàng từ đối tác nước ngoài, từ đó tác động đến tình trạng việc làm; bên cạnh đó năm 2022 có gần 5.700 lao động Tiền Giang làm việc tại các tỉnh (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, TPHCM, Tây Ninh...) mất việc làm về tỉnh đăng ký thất nghiệp và tìm kiếm việc làm khác.
Tranh chấp lao động và đình công trên địa bàn tỉnh trong năm 2022 ghi nhận 04 vụ ngừng việc tập thể tại 04 doanh nghiệp với sự tham gia ngừng việc của khoảng 1.027/2.437 người lao động, giảm 01 vụ so cùng kỳ. Trước tình hình đó, các Sở, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp cùng phối hợp tổ chức các cuộc đối thoại với người lao động nên các vụ ngừng việc nhanh chóng được giải quyết, tình hình tại các doanh nghiệp hiện nay ổn định.
2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội:
Theo tổng hợp sơ bộ kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cuối năm 2022, toàn tỉnh còn 6.439 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,27% so tổng số hộ toàn tỉnh 507.486 hộ vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 1,4%); 10.232 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,02% so tổng số hộ toàn tỉnh. Trong đó: Vùng Trung tâm giảm còn 1,23%, Vùng phía Tây giảm còn 1,34% và Vùng phía Đông giảm còn 1,65%.
Trong năm 2022, vận động xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa 229/173 căn nhà, đạt 130%. Nhà ở cho người có công theo Nghị quyết số 28/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh với tổng số nhà phê duyệt 1.209 căn (xây mới: 325 căn, sửa chữa: 884 căn) giai đoạn 2022-2025; trong đó, năm 2022 đã thực hiện 387 căn (xây mới 115 căn; sửa chữa 272 căn).
Vận động quỹ Đền ơn đáp nghĩa đạt gần 12,7/10 tỷ đồng, đạt 126%. Thực hiện bàn giao 11 căn nhà tình nghĩa kinh phí từ nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh hỗ trợ với mức kinh phí 60 triệu đồng/căn (trong đó: Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng/căn; nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của địa phương hỗ trợ 10 triệu đồng/căn).
Tổ chức tặng quà Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, tổ chức thăm, tặng quà, trợ cấp cho người có công, người cao tuổi, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lực lượng y tế tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và các đơn vị tập trung trong dịp Tết Nhâm Dần năm 2022: Nguồn kinh phí Trung ương 38.194 người, số tiền 11,6 tỷ đồng; Nguồn kinh phí địa phương 69.460 người, số tiền 27,1 tỷ đồng; Tổ chức 15 Đoàn Ban Thường vụ Tỉnh ủy thăm 80 hộ gia đình chính sách tiêu biểu và 54 đơn vị tập trung, kết hợp với thăm người cao tuổi và trao quà cho hộ nghèo, với số tiền 739,5 triệu đồng.
Tổ chức 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ: Tổ chức 14 Đoàn lãnh đạo Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo các ngành đi thăm, tặng quà (100 suất) cho người có công và thân nhân người có công khó khăn tại địa phương với số tiền 2 triệu đồng/hộ; Tặng quà của Chủ tịch nước với số lượng 36.611 người, số tiền gần 11 tỷ đồng. Người có công còn lại cũng được Ủy ban tỉnh cho trợ cấp với mức 500.000 đồng/người và mức 01 triệu đồng/người từ nguồn ngân sách tỉnh; Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, Tỉnh còn xuất ngân sách tặng 174 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống bộ trang phục áo dài, trị giá 2 triệu đồng/bộ; Đoàn của Trung ương do Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đến thăm, tặng quà cho 03 gia đình người có công, với số tiền 05 triệu đồng/hộ và kèm 01 phần quà trị giá 01 triệu đồng/phần; Tiếp nhận quà của Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup, tặng mỗi Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, tiền mặt 05 triệu đồng/mẹ, địa phương tổ chức các đoàn đến trao quà tận tay Mẹ Việt Nam anh hùng trước ngày 27/7/2022.
Thời điểm hiện tại, các trường học trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang bước giai đoạn chuẩn bị ôn thi học kỳ I cho học sinh. Học sinh các cấp sẽ nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 16/01 đến 28/01/2023 (25 tháng Chạp cho hết mùng 7 tháng Giêng) và tính thêm nghỉ ngày chủ nhật - ngày 29/01, học sinh sẽ được nghỉ liên tục là 14 ngày.
Một số hoạt động nổi bật năm học 2021 - 2022 như sau:
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện THCS khóa ngày 15/02/2022, có 3.086 học sinh đăng ký tham gia dự thi; kết quả đạt được 1.274 giải; trong đó có 84 giải nhất, 189 giải nhì, 364 giải ba và 637 giải khuyến khích.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021-2022 (từ ngày 02/3/2022 đến ngày 05/3/2022) tại trường THPT Chuyên Tiền Giang, có 54 thí sinh dự thi ở 09 môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Tiếng Anh. Kết quả đạt 09 giải: 01 giải Nhì (Sinh học), 02 giải Ba (Ngữ Văn), 06 giải Khuyến khích (Sinh học, Hóa học, Tiếng Anh, Toán). Đứng hạng 6/13 các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (sau TP. Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Long An), hạng 55/70 đơn vị đăng ký dự thi toàn quốc.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THPT khóa ngày 22/3/2022, có 1.051 học sinh của 31 trường THPT đăng ký tham gia dự thi. Kỳ thi được tổ chức tại 03 địa điểm thi gồm trường THPT Đốc Binh Kiều, THPT Nguyễn Đình Chiểu và Trường THPT Vĩnh Bình. Kết quả đạt được 508 giải: 43 giải nhất, 118 giải nhì, 127 giải ba và 220 giải khuyến khích.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THCS khóa ngày 22/3/2022, có 913 học sinh đăng ký tham gia dự thi và đạt được 445 giải: 38 giải nhất, 98 giải nhì, 118 giải ba và 191 giải khuyến khích.
Tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2022-2023 vào các ngày 16, 17, 18/6/2022, Kết quả tỉ lệ từ trung bình trở lên các bài thi: Ngữ văn (81,2%), Toán (53,7%), Tiếng Anh (47,4%). Điểm trung bình các môn thi: Ngữ văn (5,6), Toán (5,9), Tiếng Anh (5,4). Điểm chuẩn nguyện vọng 1 cao nhất: 39,50 (Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu). Điểm chuẩn nguyện vọng 1 thấp nhất: 10.00 (THPT Bình Phục Nhứt THPT Nguyễn Văn Thìn, THCS và THPT Tân Thới). Tổng số thí sinh trúng tuyển là 16.963/18.838 thí sinh dự thi (tỉ lệ 81,4%); 16.642/23.146 học sinh tốt nghiệp THCS (tỉ lệ 71,9%).
Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT khóa ngày 07, 08/7/2022. Điểm trung bình toàn tỉnh: 6,554 hạng 16 cả nước; Hạng 3 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (sau An Giang và Bạc Liêu). Điểm trung bình tổng 3 môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ: 19,17. Đứng hạng 10 cả nước; hạng 1 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp (không tính thí sinh tự do) là 14.560/14.641 thí sinh dự thi (tỉ lệ 99,5%). Trong đó gồm: GDPT 14.154/14.187 (tỉ lệ 99,8%), GDTX 406/454 (tỉ lệ 89,4%).
Trong tháng 12, tổng số lượt người khám bệnh trong tháng: 374.061, trong năm ghi nhận 3.895.049 lượt người, giảm 1,4% so cùng kỳ; tổng số lượt người điều trị nội trú trong tháng: 17.714, trong năm ghi nhận 188.367 lượt người, tăng 9,0% so cùng kỳ. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong năm đạt 62,4%.
Phòng chống bệnh Sốt xuất huyết: Trong tháng, ghi nhận 680 người mắc. Cộng dồn từ đầu năm ghi nhận 8.622 ca và 6 ca tử vong.
Phòng chống HIV/AIDS: Tính đến tháng 12/2022 ghi nhận 6.432 người nhiễm HIV; 1.819 người chuyển sang AIDS; tử vong do AIDS: 1.277 người.
COVID-19: Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch số 4360/KH-SYT ngày 26/7/2022 nhằm tổ chức lại cơ cấu giường bệnh tại các tầng điều trị, đặc biệt là 220 giường bệnh điều trị bệnh nhân thuộc tầng 3; trong đó Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang bố trí 100 giường; Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy và Gò Công bố trí 50 giường/bệnh viện; Bệnh viện Lao và Bệnh phổi 20 giường. Các bệnh viện và trung tâm y tế còn lại, mỗi nơi bố trí sẵn sàng từ 50 – 100 giường bệnh điều trị bệnh nhân thuộc tầng 1 và 2.
5. Hoạt động văn hóa - thể thao:
Trong năm 2022, hoạt động văn hóa trên địa bàn diễn ra những sự kiện nổi bật như sau:
Tổ chức 03 cuộc trưng bày, triển lãm; 13 hội thi, liên hoan cấp tỉnh. Tham gia Ngày hội gia đình tiêu biểu các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ lần III, Liên hoan Đờn ca tài tử toàn quốc lần thứ 3, Hội thi Múa không chuyên toàn quốc năm 2022, Hội diễn Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông năm 2022, đạt 02 huy chương vàng toàn đoàn, 05 huy chương vàng, 6 huy chương bạc tiết mục, 1 giải nhì và 1 giải khuyến khích. Thực hiện 85 cuộc buổi biểu diễn tuyên truyền các ngày lễ lớn và phục vụ Nhân dân; 91 buổi chiếu phim lưu động; 145 xuất nhạc nước tại quảng trường Hùng Vương.
Tổ chức Hội báo xuân Nhâm Dần năm 2022; tổ chức cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” vòng sơ khảo năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, vòng chung kết cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” toàn quốc, Tiền Giang có 1 thí sinh đạt giải đặt biệt, 1 thí sinh đạt giải B, 1 thí sinh đạt giải C và 3 thí sinh đạt giải khuyến khích. Trong năm, luân chuyển đến Thư viện huyện và phòng đọc cơ sở hơn 9.250 bản sách; Thư viện tỉnh phục vụ được 96.701 lượt bạn đọc. Hệ thống thư viện huyện và các phòng đọc cơ sở đã tiếp được hơn 136 nghìn lượt bạn đọc.
Tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2022, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đối với 18 hiện vật vàng lá chạm khắc hình voi văn hóa Óc Eo và di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đối với nhà trung bày số 1 (Bảo tàng tỉnh). Bảo tàng tỉnh và các di tích trực thuộc đã đón hơn 42 nghìn lượt khách tham quan; sưu tầm 177 hiện vật, hình ảnh quý.
Toàn tỉnh có 449.672/468.878 hộ đạt 3 tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, 1.004 ấp, khu phố văn hóa; 165/172 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 69 chợ văn hóa, 17 công viên, 868 con đường, 558 cơ sở thờ tự văn hóa.
Đại hội Thể dục – Thể thao tỉnh Tiền Giang lần thứ IX năm 2022 với 21 môn, 255 nội dung thi đấu, 13 đơn vị huyện, thành phố, thị xã, ngành Giáo dục và Đào tạo, Công an Tiền Giang; tổng cộng 195 HLV và 1.851 VĐV tham gia, kết quả: Hạng I toàn đoàn - Đơn vị Tp Mỹ Tho, Hạng II toàn đoàn - Đơn vị Huyện Cái Bè và Hạng III toàn đoàn – đơn vị Thị xã Gò Công.
Đoàn Thể thao Tiền Giang tham dự Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 tại Quảng Ninh với 13 môn, 113 người tham dự 86 nội dung thi đấu. Kết quả đạt 05 HCV; 04 HCB; 16 HCĐ xếp hạng thứ 37/65 tỉnh thành.
Tổ chức 04 giải Quốc gia, mở rộng; 16 giải thể thao cấp tỉnh và 04 lớp tập huấn, bồi dưỡng. Trong năm 2022, tham dự các giải Quốc tế; Quốc gia và khu vực là 57 giải với tổng số 265 huy chương các loại: 72 HCV, 80 HCB, 113 HCĐ; trong đó tham gia 07 Giải Quốc tế đạt 3 HCV, 3 HCB, 3 HCĐ và 01 HCB tại Saegames 31.
6. Tình hình trật tự an toàn xã hội
(Theo báo cáo của ngành Công an):
Tội phạm về trật tự xã hội trong năm 2022 ghi nhận 851 vụ, giảm 305 vụ so với năm 2021; khám phá 639 vụ, đạt 75,1%, xử lý 888 đối tượng. Phát hiện, xử lý 12 vụ, 12 đối tượng có hành vi tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và xử lý vi phạm hành chính 02 vụ, 77 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; 39 vụ, 40 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật về kinh tế (mua bán hàng giả 01 vụ, 01 đối tượng; mua bán hàng cấm 02 vụ, 02 đối tượng; vận chuyển hàng cấm 01 vụ; vận chuyển, buôn bán hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, không rõ nguồn gốc xuất xứ: 32 vụ, 34 đối tượng; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ: 03 vụ).
(Theo báo cáo của ngành Công an):
: tai nạn giao thông trong tháng xảy ra 17 vụ, giảm 05 vụ so tháng trước và giảm 20 vụ so cùng kỳ, làm chết 09 người, bị thương 10 người. Nâng tổng số vụ tai nạn từ đầu năm đến nay 361 vụ, làm chết 259 người và bị thương 175 người, thiệt hại tài sản trị giá khoảng 4,4 tỷ đồng. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông chủ yếu vẫn do ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông như: điều khiển xe khi có rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, không làm chủ tốc độ; không đi đúng phần đường, làn đường; không nhường đường, vượt đèn đỏ, thiếu quan sát…
Trong tháng không xảy ra tai nạn, lũy tính từ đầu năm đến nay, xảy ra 03 vụ tai nạn, làm 02 người chết, không phát sinh người bị thương.
8. Tình hình cháy nổ, môi trường và thiên tai:
Cháy, nổ: trong năm 2022, toàn tỉnh xảy ra 15 vụ cháy, nổ làm 01 người chết; tổng giá trị tài sản thiệt hại khoảng 34,9 tỷ đồng; giảm 16 vụ so với cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực môi trường: trong tháng 12, xảy ra 01 vụ vi phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh đã được xử lý. Trong năm 2022, cơ quan chức năng đã xử lý 22 vụ vi phạm. Tính từ đầu năm đến nay ghi nhận 28 vụ vi phạm đã xử lý, giảm 13 vụ so với cùng kỳ.
Thiên tai: trong tháng 12, trên địa bàn tỉnh không có xảy ra vụ thiên tai nào. Tính từ đầu năm đến nay, ghi nhận 18 cơn lốc xoáy, làm 01 căn nhà bị sập, 119 căn nhà bị tốc mái, 153 điểm sạt lở. Tổng giá trị thiệt hại 180,7 tỷ đồng.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHỤC HỒI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, THỰC HIỆN CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023.
Năm 2023, kế thừa những thành tựu đạt được, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở huy động đa dạng các nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, nhanh chóng phục hồi kinh tế dự báo kinh tế xã hội của tỉnh. Qua kết quả thực hiện năm 2022 và thực trạng kinh tế của tỉnh, Cục Thống kê đưa ra một số dự báo và đề xuất các giải pháp trong thời gian tới nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 như sau:
- Theo kết quả điều tra xu hướng dự báo sản xuất kinh doanh quý I/2023 so với quý IV/2022 như sau:
Sản xuất kinh doanh: có 42,55% số doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo có tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt lên và 38,3% giữ ổn định; có 19,15% doanh nghiệp tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn. Doanh nghiệp nhà nước có tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên và giữ ổn định ở mức 100%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên và giữ ổn định ở mức 88,34%. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên và giữ ổn định ở mức ở mức 65,63%. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn hơn là 34,38%.
Khối lượng sản xuất, có 37,23% doanh nghiệp tăng, 44,68% doanh nghiệp giữ ổn định, 18,09% doanh nghiệp giảm. Chia ra: khu vực doanh nghiệp nhà nước sản xuất tăng 100%; tiếp đến là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 45%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 18,75%.
Đơn đặt hàng mới, có 36,96% doanh nghiệp tăng đơn hàng, có 44,57% doanh nghiệp giữ nguyên đơn hàng và có 18,48% doanh nghiệp giảm.
Biến động lao động có xu hướng tăng cao; theo đó, có 13,83% doanh nghiệp tăng, có 75,53% doanh nghiệp giữ nguyên và 10,64% doanh nghiệp giảm.
- Thực hiện các giải pháp tăng thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất để đảm bảo nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
- Triển khai thực hiện đồng bộ, chủ động, linh hoạt chính sách về lãi suất, gói hỗ trợ lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường công tác kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân.
- Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ bằng các hình thức phù hợp, đặc biệt là hình thức hợp tác công tư (PPP), xã hội hóa… ưu tiên mời gọi đầu tư các dự án quan trọng có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ như: giao thông vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông, đô thị, công nghiệp nông nghiệp, nông thôn... Tiếp tục triển khai các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh đã được phê duyệt đảm bảo tiến độ theo kế hoạch; phối hợp thực hiện mời gọi đầu tư các tuyến giao thông đô thị, khu dân cư, thương mại. Đầu tư nâng cấp các tuyến đường huyện, đường giao thông nông thôn đạt tiêu chí huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trong giai đoạn 2021-2025.
- Theo dõi diễn biến giá cả phân tích, dự báo, kịp thời đề xuất giải pháp tháo gỡ, bảo đảm cân đối cung- cầu hàng hóa.
- Tập trung tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, góp phần phục hồi nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển ổn định, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; đề án “Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”; tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, nhằm năng cao suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm. Tiếp tục hỗ trợ, nâng cao năng lực các hợp tác xã nông nghiệp; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ.
- Tiếp tục mời gọi đầu tư và hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, nhất là đối với các dự án du lịch đang triển khai để hoàn thành và đưa vào hoạt động; đặc biệt chú trọng đến việc thu hút, hỗ trợ các dự án du lịch quy mô lớn nhằm tạo điểm nhấn, phát triển ngành du lịch Tiền Giang. Hỗ trợ, vận động các địa phương và doanh nghiệp hoạt động đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, phát triển dịch vụ vui chơi giải trí; gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao để khai thác; tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch để góp phần quảng bá, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
- Theo dõi chặt chẻ tình hình thời tiết, chủ động phòng chống thiên tai, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm.
- Các ngành chức năng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tiếp tục phát triển xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế; chuyển dần sang xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu, phát triển xuất khẩu sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh và có thương hiệu mạnh.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ về tình hình và chính sách của Đảng, Nhà nước; từ đó tạo sự đồng thuận, chung sức chung lòng thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã đề ra.