Các vị tướng đóng vai trò gì trong Cái Thế Tranh Hùng? Có những loại tướng nào và chúng khác biệt nhau như nào? Các bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết này.
Các vị tướng đóng vai trò gì trong Cái Thế Tranh Hùng? Có những loại tướng nào và chúng khác biệt nhau như nào? Các bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết này.
Là trung thần của Hán thất, Tuân Úc luôn hướng về hoàng đế đang lưu lạc ở Trường An nhưng vẫn không dám tiến đánh Lý Thôi, Quách Dĩ giành lại hoàng đế vì sẽ phạm điều bất nghĩa. Khi Lý, Quách trở măt đánh nhau, hoàng đế được Dương Phụng và Đổng Thừa phò trợ bỏ chạy về Lạc Dương. Tuân Úc khuyên Tào Tháo đến cứu giá và đã đón được hoàng đế. Quân Tào thừa thế truy kích, giết chết Lý Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế, chính thức xóa sổ quân Tây Lương của Đổng Trác, sáp nhập Trường An vào bản đồ. Nhân vì Trường An, Lạc Dương bị tàn phá nặng nề, Tuân Úc khuyên Tào Tháo thiên đô về Hứa huyện, nằm trong lòng lãnh địa của Tháo, để dễ kiểm soát, bảo vệ. Từ đây, Tào Tháo tiếp tục con đường "phụng thiên tử, lệnh chư hầu". Sau lần xuất quân này, Tuân Úc còn tiến cử hai tướng tài với Tào Tháo là Từ Hoảng và Mãn Sủng.
Mưu kế đầu tiên của Tuân Úc là khuyên Tào Tháo truy kích Đổng Trác, giành lại hoàng đế. Tuy cuộc truy kích thất bại nhưng điều này đã đem đến danh tiếng lớn cho Tào Tháo trong lòng dân chúng, khiến Tháo trở nên nổi bật hơn các chư hầu khác. Dân chúng vì ngưỡng mộ biểu hiện trung nghĩa của Tào Tháo nên đã tình nguyện đem lương thực theo gia nhập Tào quân. Tào Tháo không mất tiền lương mà lại nhanh chóng có được một lực lượng chiến đấu đông đảo.
Tào Tháo mượn cớ Đào Khiêm hại chết cha mình là Tào Tung, đã khởi binh chinh phạt Từ Châu, tàn sát hàng vạn dân chúng. Điều này tạo cớ để Trần Cung và Trương Mạc lợi dụng, dựa vào quân lực của Lữ Bố phản biến ở Duyện Châu, hậu phương của Tào Tháo. Tào Tháo đưa quân về dẹp loạn và hai quân Tào – Lữ đụng độ ở Bộc Dương nhưng do quân Tào khinh tiến nên đã trúng kế của Trần Cung và bị vây trong thành. Trong lúc này, vì quân sư chính Quách Gia ngã bệnh, Tuân Úc vội ra tiền tuyến điều binh khiển tướng, người thì nghi binh phân tán quân lực địch, người thì lợi dụng thời cơ cứu viên Tào Tháo và các tướng đang bị vây. Trước đó, bản thân Tuân Úc cũng đã du thuyết Thứ sử Dự châu Quách Cống xin viện binh và tình cờ gặp Tư Mã Ý tại đây. Sau khi phân tích lợi hại, Tuân Úc đã lôi kéo được hai người này về đứng về phía mình. Trong khi Tư Mã Ý và Quách Cống nghi binh cầm chân Trần Cung ở ngoại thành thì Tàn binh đột kích Lữ Bố giải vây cho Tào Tháo. Cuối cùng, Tuân Úc sử dụng đội kỳ binh là số quân Khăn Vàng trong lưu lạc trong dân gian đánh úp Trần Cung khiến y không kịp trở tay đồng thời đoạt phần lớn lương thảo của Lữ Bố, chính thức đánh bại phản quân. Lữ Bố và Trần Cung phải chạy về Từ châu nương nhờ Lưu Bị.
Sau khi đón được hoàng đế, Tào Tháo cất quân xuống Nam Dương đánh Trương Tú, mục đích tạo một phòng tuyến an toàn phía nam Hứa Xương. Tuy nhiên, dưới sự giật dây của Lục kỳ Bàng Thống, Trương Tú và các quan phiệt nhỏ đã cùng nhau bất ngờ phản công, tập kích doanh trại của Tào Tháo, giết chết Điển Vi và Tào Ngang, vây khốn Tào Tháo. May mắn thay, Tuân Úc bằng tài dùng người của mình đã bố trí Vu Cấm ở Vũ Âm,, nhờ đó cứu được Tào Tháo một mạng. Bên cạnh đó, Tuân Úc và Tuân Du cùng đi phủ dụ các quân phiệt lớn như Viên Thiệu, Viên Thuật, Lữ Bố, nhằm tránh Táo Tháo phải chịu công kích quá nhiều mặt. Tuân Úc còn chấp nhận lời yêu cầu của Tư Mã Lãng, một lần nữa chấp nhận sự quy thuận của Tư Mã gia, nhằm giải quyết vấn đề lương thực trước mắt và chiếm lấy sự ủng hộ của giới thương gia.
Dấu ấn của Tuân Úc lúc đầu chiến dịch khá mờ nhạt, do bị phía Lữ Bố bắt cóc và giam lỏng. Tuân Úc được thả, theo mưu kế của Trần Cung, đã bị lợi dụng để cung cấp các thông tin tình báo giả khiến cho quân Tào gặp phải bất lợi. Tuy nhiên sau khi Lữ Bố trúng kế của Quách Gia, Tuân Úc đã có những nước cờ phối hợp nhằm đảm bảo chiến dịch thắng lợi:
Tuân Úc không trực tiếp tham gia cầm quân trong chiến dịch này. Nguyên nhân trực tiếp là do trong chiến dịch phòng thủ Từ châu trước đó, Tuân Úc đã trúng mai phục của Viên Phương và bị Cao Lãm bắn trọng thương. Tuy sau đó Tuân Úc chỉ lưu lại trấn giữ hậu phương nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cục diện.
Tóm lại, việc Tuân Úc trấn giữ Hứa Đô giúp Tào Tháo và Quách Gia an tâm để tập trung hoàn toàn vào mặt trận Quan Độ.
Một lần nữa, Tuân Úc lại trấn giữ Hứa Đô khi Tào Tháo viễn chinh Kinh châu và sau đó là Giang Đông.
Trị quốc an dân, thu phục nhân tâm; vạch chiến lược, xây dựng sức mạnh chính trị - kinh tế - quân sự; tuyển chọn quan lại và bố trí nhân sự; ngoại giao. Là nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất. Danh vọng tốt, có tiếng nói quan trọng đối với hoàng đế, Tào Tháo và các triều thần khác.
Cương trực nhưng cũng rất khéo ứng xử; thông minh, quyết đoán trong các quyết sách; trung hậu, nhân từ; nhẫn nại, khoan hòa.
Mâu thuẫn với Tào Tháo: Tuân Úc đi theo con đường “ánh sáng, nuôi dưỡng” nên luôn chú trọng vào việc phát triển ít bạo lực, ít đổ máu nhất; luôn trù tính, chuẩn bị cho tương lai, làm thế nào để nước giàu quân mạnh. Tuy nhiên, Tào Tháo lại là một người có tham vọng và dã tâm rất lớn, bằng chứng là đã lợi dụng cái chết của cha để xâm chiếm và tàn sát nhân dân Từ châu. Việc Tào Tháo nghe theo lời Quách Gia tấn công Từ châu đã khiến Tuân Úc không hài lòng, và chính Úc cũng đã chất vấn Tháo (khi cứu giá). Tuân Úc cũng nhận thức rõ Tháo là gian hùng nhưng vẫn tự tin rằng bản thân có thể khống chế Tào Tháo (qua cuộc nói chuyện với Tư Mã Lãng). Là người trung thành với Hán thất, Tuân Úc luôn giúp Tào Tháo giành được thêm quyền lực để phục vụ hoàng đế nhưng cũng âm thầm rèn giũa hoàng đế để khống chế Tháo.
Vượt cả Gia Cát Lượng, nhân vật này là quân sư có ảnh hưởng vô cùng lớn đến thời kỳ Tam Quốc.